Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt

Trong quá trình đào đất bắt trăn lớn, nhóm thợ bắt vô tình đụng phải "kẻ thứ 3" và bị tấn công đau đớn tới mức phải chạy thoát thân.

Trang Briefly hôm 18/12 đưa tin, vụ việc xảy ra tại khu sinh thái Zimbali ở thị trấn Ballito, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi.

Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt
Con trăn "khủng" được phát hiện tại một khu sinh thái ở Nam Phi.

Thợ bắt trăn Nick Evans cùng người bạn thân Nick Saunders (một người chuyên giải cứu các loài bò sát) được gọi tới khu sinh thái chiều 16/12 sau khi cư dân tại đây phát hiện con trăn lớn ở ban công một căn nhà.

Khi Evans và Saunders tới nơi, con trăn đã biến mất. Đôi bạn cùng nhau tìm kiếm quanh khu nhà. Cuối cùng, họ phát hiện con trăn ẩn náu trong một đường hầm nhỏ dưới chân cầu thang.

Hai người đàn ông quyết định đào đất để tiếp cận con trăn. Quá trình này không hề dễ dàng, thậm chí còn ẩn chứa đầy bất ngờ.

"Ngay khi tới, chúng tôi tìm kiếm và phát hiện dưới cầu thang dài 6-7m của hiên nhà có một đường hầm nhỏ. Qua khe hở, có thể thấy dấu vết của một con trăn lớn đã ở đó. Chúng tôi quyết định đào xuống để bắt con trăn nhưng không may, phần tiếp theo là một gờ đá. Tôi và Saunders buộc phải đào theo hướng khác.

Cuối cùng, chúng tôi đào được một cái hố đủ lớn để bò vào trong và quan sát. Khi bò vào trong và mải quan sát, phần chân tôi đột nhiên nhói buốt. Dường như có thứ gì đó găm vào. Tôi nhìn xuống và thấy rất nhiều ong.

Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt
Evans bò vào bên trong chiếc hố vừa đào để quan sát thì bị ong đốt.

Tôi trườn nhanh khỏi hố, trong khi Saunders cũng chạy để tránh lũ ong. Tôi cũng chạy nhưng chỉ trong vài giây đã bị đàn ong vây đốt khắp người từ đầu, mắt, tai, cổ tới cánh tay và chân. Tôi chạy cách tổ ong đã 300m nhưng vẫn bị đuổi đốt", Evans chia sẻ trên trang Facebook của Hội bảo tồn động vật lưỡng cư và bò sát KwaZulu-Natal.

Cuối cùng, Evans phải nhờ tới sự trợ giúp của thợ bắt ong Johan Bodenstein. Tổ ong nằm gần chỗ Evans và Saunders đào hố để bắt con trăn và trong lúc 2 người đàn ông làm việc, họ vô tình bước vào "vùng cấm" của chúng mà không biết.

Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt
Thợ bắt ong Johan xử lý tổ ong.

Sau khi lũ ong được giải quyết, Evans và Saunders tiếp tục săn lùng con trăn lớn. Thay vì về nhà, thợ bắt ong Johan quyết định ở lại hỗ trợ cầm đuốc cũng như đào đất.

"Lúc đó, trời nhá nhem tối và chúng tôi muốn bắt được con trăn mới về nhà. Tuy nhiên, việc đó không dễ dàng như chúng tôi nghĩ. Con trăn khá "cứng đầu".

Chúng tôi cảm thấy nhẹ bớt phần nào khi biết không có quả trứng nào cạnh con trăn bởi việc đưa con trăn đang canh trứng ra ngoài an toàn dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Chúng vô cùng hung dữ khi đó. 

Chúng tôi dồn nó vào một đầu và dùng gậy chọc với hy vọng con trăn sẽ trườn về phía một cái hang cách đó vài mét. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng con trăn cũng chịu bò tới cái hang. Nó thò cái đầu lớn ra và trông thấy tôi. Ngay lập tức, nó lại quay đầu vào trong.

Sau nhiều lần dồn đuổi, chúng tôi cũng ép được con trăn vào một góc. Tôi có thể tóm được nó lúc này nhưng không làm vậy. Một cú đớp của con trăn không thể giết tôi vì nó không có độc nhưng hàm răng sắc nhọn cùng lực của cú đớp có thể khiến tôi bị thương nặng ở tay.

Chẳng còn cách nào khác, tôi cố kéo đầu nó về phía mình bằng một cái kẹp nhưng không hiệu quả. Đúng lúc đó, con trăn bất ngờ lao nhanh về phía tôi. Tôi cố gắng túm lấy nó và lôi ra ngoài. Nếu trượt, nó sẽ đớp trúng mặt tôi. Saunders và Johan hỗ trợ tôi lôi con trăn ra", Evans kể lại.

Như vậy, sau 6 tiếng vật lộn kể từ lúc phát hiện, 3 người đàn ông mới khuất phục được con trăn "khủng" dài hơn 4m, nặng 33 kg và chuyển nó tới nơi an toàn.

Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt
Sau 6 tiếng, con trăn dài hơn 4m, nặng 33kg bị tóm gọn.

Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt
Evans (phải), Saunders (giữa) và Johan khoe chiến tích khuất phục trăn "khủng" dài hơn 4m.

Sau khi vụ việc được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, nhiều người đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và thán phục với những người đã khuất phục con trăn lớn và đưa nó đến nơi an toàn.

"Họ cần làm một bộ phim tài liệu về công việc của bạn, Evans ạ! Những câu chuyện của bạn thật phi thường", người dùng Callen Gerrits viết.

Trong khi Natalie Singer bình luận: "Cảm ơn vì nỗ lực không mệt mỏi của anh. Tôi phải thú nhận không phải là một người hâm mộ các loài bò sát nhưng rất vui khi thấy anh đưa nó rời khu sinh thái an toàn. Con người và loài bò sát đều được sống yên ổn". 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những loài chim

Điểm danh những loài chim "dậy thì thành công" khiến ai cũng ngỡ ngàng

Những loài chim lúc bé có dung mạo xấu xí, không bắt mắt nhưng sau khi trưởng thành, thay lông đổi mã, lại trở nên vô cùng xinh đẹp, quyến rũ.

Đăng ngày: 21/12/2019
Tê giác đen cực kỳ nguy cấp chào đời tại sở thú Pháp

Tê giác đen cực kỳ nguy cấp chào đời tại sở thú Pháp

Lần đầu tiên ở Pháp, một con tê giác đen sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt, các nhà chức trách hôm thứ Năm cho biết.

Đăng ngày: 20/12/2019
Chó mắc kẹt trên ngọn cây vì ham đuổi mèo

Chó mắc kẹt trên ngọn cây vì ham đuổi mèo

Lính cứu hỏa phải dựng thang để trèo lên giải cứu chó, trong khi con mèo tự nhảy xuống an toàn.

Đăng ngày: 20/12/2019
Loài chim quý đảo Guam quay lại sau 40 năm tuyệt chủng

Loài chim quý đảo Guam quay lại sau 40 năm tuyệt chủng

Gà nước đảo Guam - loài chim tuyệt chủng trong tự nhiên 40 năm qua - đã quay trở lại sau nỗ lực bảo tồn kéo dài hàng thập kỷ, bắt nguồn từ 21 cá thể cuối cùng được nuôi nhốt.

Đăng ngày: 20/12/2019
Hàng ngàn con vẹt xanh tự nhiên đổ bộ hàng loạt vào Anh Quốc

Hàng ngàn con vẹt xanh tự nhiên đổ bộ hàng loạt vào Anh Quốc

Hàng ngàn con vẹt xanh đuôi dài - sinh vật vốn chỉ sống ở châu Mỹ, châu Phi và Úc đang sinh sống ở Anh. Làm thế nào chúng đến được trời Âu - đây là câu hỏi đã khiến nhiều người phải đau đầu suốt 60 năm qua.

Đăng ngày: 18/12/2019
Giới khoa học đau đầu tìm lời giải

Giới khoa học đau đầu tìm lời giải "Tại sao gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng 100 gram"?

Bạn có biết gấu trúc khổng lồ trưởng thành có thể nặng tới hơn 100 kg, nhưng khi mới sinh, cá thể con chỉ nặng chưa đầy 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Sự chênh lệch quá lớn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm câu trả lời nhiều năm qua.

Đăng ngày: 18/12/2019
Người phụ nữ tay không bắt trăn nặng 20kg

Người phụ nữ tay không bắt trăn nặng 20kg

Người phụ nữ 60 tuổi bình tĩnh dùng tay tóm cổ con trăn rồi cho vào bao tải với sự hỗ trợ của những người xung quanh.

Đăng ngày: 16/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News