Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người
Trước khi con người biết cách canh tác, trồng trọt cách đây 12.000 năm thì loài kiến đã biết trồng nấm 60 triệu năm trước và thậm chí còn biết dùng cả… kháng sinh.
Trong một nghiên cứu mới đây được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ), các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, hiện tại, trên thế giới có khoảng 250 loài kiến và loài kiến đã biết… trồng nấm khoảng 60 triệu năm về trước.
Tuy nhiên, đây chưa phải là một thông tin khiến nhiều người bất ngờ bởi trong quá trình “trồng trọt” của mình, những "cây nấm" của kiến có nguy cơ bị ký sinh trùng tấn công và có thể làm hỏng cả “mùa vụ” của kiến. Chính vì vậy, để xử lý tình huống này, kiến đã biết cách sử dụng xạ khuẩn actinobacteria để tiết ra kháng sinh “trị bệnh” cho loại nấm chúng đang canh tác.
Kiến đã biết “canh tác, trồng trọt” và sử dụng kháng sinh trị bệnh cho nấm chúng trồng từ hàng chục triệu năm trước.
“Con người mới học cách sử dụng kháng sinh cho mục đích y học cách đây chưa đầy 100 năm, trong khi kiến đã sử dụng thuốc kháng sinh từ vi khuẩn để quản lý vườn nấm trong hàng triệu năm về trước”, giáo sư Christian Rabelingm, đại học Arizona, cho biết.
Có lẽ thú vị nhất hơn cả đó là trong một số mẫu hổ phách được phát hiện phát hiện tại Cộng hòa Dominica, một vài mẫu vật này có một những con kiến có “túi” chứa xạ khuẩn actinobacteria. Như vậy có thể thấy loài kiến nhỏ bé đã có những bước tiến bộ sớm hơn loài người rất rất nhiều.
Từ cách đây hàng chục triệu năm, kiến đã biết dùng kháng sinh để trị bệnh cho nấm. Cho đến nay, cách thức của loài kiến vẫn rất hiệu quả và không hề nhận thấy dấu hiệu kháng kháng sinh.
Điều này dẫn đến một vấn đề đó chính là bí mật vì sao loài kiến sử dụng xạ khuẩn actinobacteria lại không xảy ra tình trạng kháng kháng sinh trong việc tiêu diệt các loại ký sinh tấn công loại nấm chúng canh tác? Trong khi đó, loài người đang vấp phải những thách thức trước vấn đề kháng kháng sinh ở con người trong thế kỷ tới.
Các nhà khoa học cho rằng, cách sử dụng kháng sinh của loài kiến chính là một trong những cơ sở để con người có thể tham khảo cho việc giải quyết vấn đề ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh.
"Tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào khám phá từ loài kiến sẽ giúp chúng ta tìm ra cách làm giảm sự xuất hiện của kháng kháng sinh", giáo sư Cameron Currie, chuyên gia về vi khuẩn từ Đại học Wisconsin-Madison nhấn mạnh.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
