Kiến cảm tử tự "nổ" để bảo vệ đồng loại

Loài kiến sống trên đảo Borneo có khả năng tự làm vỡ bụng và tiết ra chất độc màu vàng nhằm đẩy lùi kẻ thù.

Các nhà khoa học phát hiện loài kiến nổ mới trên đảo Borneo, Thái Bình Dương, National Geographic hôm 19/4 đưa tin. Loài kiến này được đặt tên là Colobopsis explodens. Dù trông như kiến nâu đỏ bình thường nhưng chúng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo.

Kiến cảm tử tự nổ để bảo vệ đồng loại
Kiến nổ trong tư thế sẵn sàng tấn công. (Ảnh: Pensoft Publishers).

Kiến Colobopsis explodens không có bộ hàm lớn, cũng không thể đốt. Khi bị đe dọa, chúng giơ cao mông để cảnh cáo, theo Alice Laciny, nhà côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna.

Nếu kẻ tấn công không rút lui, một hoặc nhiều con kiến nhỏ sẽ tự gập mình lại mạnh đến mức phần bụng vỡ tung. Khi nổ, chúng tiết ra chất độc dính màu vàng nhạt, có mùi khó chịu đặc trưng. Sự hy sinh này nhằm bảo vệ các thành viên còn lại trong đàn.

Giới khoa học biết đến sự tồn tại của kiến nổ từ hơn 100 năm trước nhưng chúng rất hiếm gặp, theo Tomer Czaczkes, nhà sinh thái học hành vi chuyên nghiên cứu kiến tại Đại học Regensburg, Đức. Kiến sống thành đàn lớn nên chúng dễ trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều kẻ săn mồi. Đây cũng là lý do kiến phát triển nhiều cách thông minh để phòng vệ. "Hầu như mọi loài kiến đều có thể cắn, đốt, hoặc phun axit formic", Czaczkes cho biết.

Hy sinh không phải hành vi chỉ tồn tại ở kiến nổ. Hàng đêm, một loài kiến ở Brazil dùng cát lấp lối vào tổ nhằm ngăn kẻ săn mồi phát hiện khi đang ngủ. Tuy nhiên, một số kiến thợ phải ở ngoài để hoàn thành công việc. Hầu hết chúng sẽ chết khi bình minh lên.

Kiến cảm tử tự nổ để bảo vệ đồng loại
Kiến nổ trông không đặc biệt nhưng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo. (Ảnh: Alexey Kopchinskiy).

Kiến nổ có cách phân chia công việc khác thường. Với đa số loài kiến, kiến thợ lớn đóng vai trò quan trọng khi bảo vệ đàn và tấn công kẻ thù. Nhưng với Colobopsis explodens, kiến thợ nhỏ lại mang chất độc bảo vệ tổ. "Kiến lớn hiếm khi xuất hiện bên ngoài vì chúng thường ở trong tổ", Laciny giải thích. Chúng sẽ trở thành lá chắn sống trước lối vào trong trường hợp kiến nhỏ không thể đẩy lui kẻ thù.

Laciny dự định tiếp tục nghiên cứu về kiến nổ, tìm hiểu thành phần chất độc vàng hay cách chúng phối hợp hạ gục kẻ tấn công lớn hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng gặp khó khăn vì loài kiến này sống trong rừng trên đảo Borneo, nơi có lượng mưa lớn. "Ở đó không bao giờ yên tĩnh. Bạn sẽ nghe thấy tiếng mưa, tiếng kêu của ve sầu, chim hoặc khỉ. Thực sự giống như một thế giới khác", Laciny miêu tả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Tảo lam bùng phát dày đặc ở hồ Hoàn Kiếm sau nạo vét

Tảo lam bùng phát dày đặc ở hồ Hoàn Kiếm sau nạo vét

Những ngày gần đây, mặt nước Hồ Gươm xuất hiện rất nhiều mảng lớn màu xanh nghi là tảo lam sau thời gian nạo vét làm sạch lòng hồ.

Đăng ngày: 20/04/2018
Loài cây kỳ lạ khai hoa chỉ 1 lần tưng bừng rồi chết

Loài cây kỳ lạ khai hoa chỉ 1 lần tưng bừng rồi chết

Cây cọ tự tử chỉ nở hoa duy nhất một lần trong đời sau từ 30 năm - 80 năm.

Đăng ngày: 20/04/2018
Tìm thấy loài rêu có thể lọc hết arsen trong nước

Tìm thấy loài rêu có thể lọc hết arsen trong nước

Một trong số những vấn đề nổi cộm chúng ta phải đối mặt chính là hiện tượng nguồn nước bị nhiễm độc từ kim loại nặng, như arsen chẳng hạn.

Đăng ngày: 20/04/2018
Bí mật trong trang trại khổng lồ nuôi 6 tỷ con gián ở Trung Quốc

Bí mật trong trang trại khổng lồ nuôi 6 tỷ con gián ở Trung Quốc

Theo chính phủ Trung Quốc, đây là một phần của quá trình sản xuất "một loại thuốc chữa bệnh" đang được hàng triệu bệnh nhân sử dụng.

Đăng ngày: 20/04/2018
Sản xuất vàng 24-karat bằng vi khuẩn

Sản xuất vàng 24-karat bằng vi khuẩn

Đây không phải là câu chuyện cổ tích gà đẻ trứng vàng. Chúng ta đang nói đến sự tồn tại của một loài vi khuẩn thực sự có khả năng… đẻ ra vàng.

Đăng ngày: 17/04/2018
Nhiều vi rút cổ đại đang lẩn khuất trong ếch, cá, bò sát

Nhiều vi rút cổ đại đang lẩn khuất trong ếch, cá, bò sát

Không ít chủng vi rút ám ảnh con người hiện nay đã tiến hóa từ các sinh vật cổ đại và sự tồn tại của chúng có thể lần ngược về nhóm động vật có xương sống đầu tiên trên địa cầu.

Đăng ngày: 15/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News