Kim tự tháp Ai Cập trông như thế nào ở thời cổ đại?

Khi mới xây dựng, các kim tự tháp thường được che đầy bằng một lớp đá vôi hoặc đá granite sáng bóng để cho ra một hình dạng đẹp mắt và bền bỉ hơn. Các kim tự tháp cũng thường có chóp tháp ở đỉnh để giúp cho việc dọn dẹp và bảo trì dễ dàng.

Những kim tự tháp Ai Cập nhô lên trên mặt cát ở Giza là minh chứng cho sự khéo léo và kỹ thuật của con người. Các công trình dùng để đánh dấu phần mộ của pharaoh cổ đại này đã tồn tại hàng nghìn năm. Nhưng qua nhiều thiên niên kỷ, kim tự tháp đã thay đổi, phần lớn do thợ xây tái sử dụng vật liệu và nạn trộm mộ.

Kim tự tháp Ai Cập trông như thế nào ở thời cổ đại?
Hình ảnh phục dựng kỹ thuật số của Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Budget Direct).

Ban đầu khi kim tự tháp được dựng lên, cả ở Giza hay nơi khác, chúng không có màu nâu cát như ngày nay. Thay vào đó, kim tự tháp được phủ lớp đá trầm tích sáng bóng. Tất cả kim tự tháp đều ốp đá vôi trắng mịn, theo Mohamed Megahed, trợ lý giáo sư ở Viện Ai Cập học tại Đại học Charles ở Prague. Lớp ốp bằng đá vôi mang đến cho kim tự tháp bề ngoài trơn nhẵn, sáng trắng dưới ánh Mặt Trời.

Thợ xây sử dụng khoảng 5,5 triệu tấn đá vôi trong quá trình xây dựng Đại kim tự tháp Giza, theo Bảo tàng Quốc gia Scotland. Đại kim tự tháp hay còn gọi là kim tự tháp Khufu theo tên pharaoh Khufu trị vì từ năm 2551 đến 2528 trước Công nguyên, thuộc hàng lớn và cổ nhất trong tất cả kim tự tháp còn tồn tại ở Giza. Tuy nhiên, những khối đá ốp kim tự tháp này sau đó được sử dụng cho công trình của các pharaoh Ai Cập khác. Có bằng chứng đá ốp bắt đầu bị cậy ra dưới thời trị vì của pharaoh Tutankhamun (từ năm 1336 đến năm 1327 trước Công nguyên), và việc đó tiếp diễn cho tới thế kỷ 12, theo nhà Ai Cập học Mark Lehner. Một trận động đất vào năm 1303 cũng khiến một số khối đá bị lỏng lẻo.

Ngày nay, vài kim tự tháp ở Giza vẫn giữ được một phần lớp ốp bằng đá vôi nguyên bản dù bị mài mòn nhiều so với thời cổ đại. Kim tự tháp Khafre, đặt theo tên pharaoh Khafre (trị vì từ năm 2520 đến 2494 trước Công nguyên), còn sót lại những khối đá ốp trên đỉnh, tạo cảm giác có một đỉnh thứ hai đè lên trên đỉnh đầu tiên. Ở Ai Cập cổ đại, kim tự tháp này có lớp ốp bằng đá granite màu đỏ ở tầng dưới, theo nhà Ai Cập học Miroslav Verner. Kim tự tháp thứ ba và nhỏ nhất trong cụm kim tự tháp chính ở Giza là Menkaure, đặt theo tên pharaoh Menkaure, người trị vì từ năm 2490 đến năm 2472 trước Công nguyên, cũng ốp đá granite đỏ ở tầng dưới.

Ngày nay, không có vật gì trên đỉnh kim tự tháp, nhưng ban đầu, công trình từng chứa chóp tháp, bao phủ bởi electrum, hợp kim tự nhiên của vàng và bạc, theo Megahed. Chóp tháp trông giống món trang sức nhọn ở đỉnh kim tự tháp. Phần lớn chóp tháp đã thất lạc theo thời gian, nhưng có vì mẫu vật được lưu giữ trong bảo tàng, hé lộ chóp tháp khắc hình ảnh tôn giáo. Ví dụ, bảo tàng Anh sở hữu chóp tháp bằng đá vôi lấy từ Abydos, khắc chữ tượng hình mô tả người chết thờ thần Osiris và trải qua quá trình ướp xác dưới tay Anubis, vị thần mình người đầu chó rừng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhãn B trên đồ uống và đồ ăn nhẹ có ý nghĩa gì?

Nhãn B trên đồ uống và đồ ăn nhẹ có ý nghĩa gì?

Trong số thực phẩm mua về, bạn có thể nhận thấy một số sản phẩm có nhãn B, được bao quanh bởi một vòng tròn, nằm kín đáo trên bao bì. Biểu trưng này là gì?

Đăng ngày: 07/02/2023
Lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ dễ gặp động đất

Lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ dễ gặp động đất

Do nằm ở nơi giao nhau của nhiều mảng kiến tạo với nhiều đứt gãy, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành điểm nóng của hoạt động địa chấn.

Đăng ngày: 07/02/2023
Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại

Vị trí đặc biệt của những chú mèo đối với người Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập tin rằng mèo là một sinh vật thần kỳ, có khả năng mang đến vận may cho những người nuôi chúng.

Đăng ngày: 07/02/2023
Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này

Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này

Quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại có thể giúp bảo quản thi thể đáng kinh ngạc, nhưng mục đích ban đầu của việc ướp xác lại khiến chúng ta đều bất ngờ.

Đăng ngày: 07/02/2023
Khí cầu nghiên cứu khoa học hoạt động như thế nào?

Khí cầu nghiên cứu khoa học hoạt động như thế nào?

" Khí cầu" là "một túi đựng không khí nóng" hay "các chất khí trong trường hợp dùng khí hidro" thì còn được gọi là khinh khí cầu.

Đăng ngày: 07/02/2023
Tạo ra loại băng mới có mật độ như nước lỏng

Tạo ra loại băng mới có mật độ như nước lỏng

Các nhà nghiên cứu từ Đại học College London tạo ra một dạng băng chưa từng thấy có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của nước ở thể lỏng.

Đăng ngày: 06/02/2023
Mẫu vật duy nhất của khoáng chất hiếm nhất Trái đất

Mẫu vật duy nhất của khoáng chất hiếm nhất Trái đất

Mẫu vật duy nhất của kyawthuite chỉ nặng 0,3 gram, được tìm thấy tại Myanmar và hiện nằm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.

Đăng ngày: 06/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News