Mẫu vật duy nhất của khoáng chất hiếm nhất Trái đất

Mẫu vật duy nhất của kyawthuite chỉ nặng 0,3 gram, được tìm thấy tại Myanmar và hiện nằm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.

Những thứ độc nhất vô nhị thường do con người tạo ra chứ không phải một mẫu khoáng chất tự nhiên của Trái đất. Con người sống trên một hành tinh rộng lớn, nên nếu các quá trình địa chất tạo ra một loại khoáng chất ở địa điểm này, thì rất có thể chúng cũng tạo ra thứ giống như vậy ở địa điểm khác. Trong số 6.000 khoáng chất được Hiệp hội Khoáng chất Quốc tế công nhận, nhiều loại hình thành từ nhiều quá trình hóa học khác nhau nhưng dẫn đến kết quả như nhau.

Mẫu vật duy nhất của khoáng chất hiếm nhất Trái đất
Mẫu vật duy nhất của kyawthuite. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles)

Kể cả khi khoáng chất chỉ hình thành một lần, mẫu vật có thể dễ dàng bị vỡ và phân tán trên diện tích rộng. Do đó, với chỉ một mẫu vật duy nhất từng ghi nhận, tinh thể kyawthuite rất đáng chú ý.

Những người săn đá sapphire tìm thấy mẫu vật kyawthuite dưới lòng suối gần Mogok, Myanmar. Nó tồn tại dưới dạng một viên đá quý và được Hiệp hội Khoáng chất Quốc tế công nhận vào năm 2015. Mô tả khoa học của kyawthuite được xuất bản vào năm 2017. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Los Angeles hiện là nơi lưu giữ mẫu vật duy nhất này.

Kyawthuite có màu đỏ cam trong suốt và mẫu vật nặng 1,61 carat (0,3 gram). Công thức hóa học là Bi3+Sb5+O4, với một chút nguyên tố tantalum. Cả bismuth (Bi) lẫn antimony (Sb) đều là kim loại hiếm, nhưng không quá khác thường. Lượng bismuth trong vỏ Trái đất lớn hơn vàng, trong khi antimony cũng nhiều hơn bạc. Oxy là nguyên tố dồi dào nhất của vỏ Trái đất. Do đó, sự quý hiếm của kyawthuite liên quan đến quá trình hình thành, không phải do thiếu hụt các thành phần cấu tạo.

Bismuth là nguyên tố nặng đến mức khối lượng riêng của kyawthuite cao gấp 8 lần nước và gấp đôi khối lượng riêng của hồng ngọc - loại đá quý hơi giống kyawthuite. Vì vậy, mẫu vật kyawthuite thực tế còn nhỏ hơn so với những gì mọi người hình dung từ cân nặng của nó.

Kho dữ liệu về khoáng chất của Viện Công nghệ California (Caltech) mô tả, cấu trúc kyawthuite gồm các tấm kẻ ô Sb5+O6 bát diện đặt song song với những nguyên tử Bi3+. Đây hiện là oxit bismuth-antimony duy nhất được công nhận. Khoáng chất này được đặt tên theo tiến sĩ Kyaw Thu, từng là nhà địa chất tại Đại học Yangon, Myanmar.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Vi chỉnh" biến cây xanh thành "máy lọc không khí"

Cây trồng trong nhà có tác dụng thúc đẩy tâm trạng và giảm bớt lo lắng đối với những người bị trầm cảm hoặc lo lắng theo mùa.

Đăng ngày: 06/02/2023
Top 6 mẹo ''giải cứu'' quần áo mùa nồm không phải ai cũng biết: cứ áp dụng là không còn ẩm ướt, mùi hôi

Top 6 mẹo ''giải cứu'' quần áo mùa nồm không phải ai cũng biết: cứ áp dụng là không còn ẩm ướt, mùi hôi

Thời tiết nồm ẩm khiến quần áo lâu khô, có mùi và phát sinh nấm mốc. Bạn nên áp dụng ngay các cách dưới đây để ''giải cứu'' quần áo mùa nồm.

Đăng ngày: 06/02/2023
Vị trí không ngờ của mèo với Hồi giáo và thế giới Ả rập

Vị trí không ngờ của mèo với Hồi giáo và thế giới Ả rập

Trong thế giới Ả Rập, hình ảnh, sự tôn kính và thuần hóa mèo là một truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm.

Đăng ngày: 05/02/2023
Những kỷ lục Guinness thế giới độc nhất vô nhị

Những kỷ lục Guinness thế giới độc nhất vô nhị

Trên thế giới không thiếu những câu chuyện độc, lạ và nhiều câu chuyện trong số đó tạo nên những kỷ lục có một không hai.

Đăng ngày: 05/02/2023
Những sự thật thú vị về các bộ lạc Mỹ da đỏ

Những sự thật thú vị về các bộ lạc Mỹ da đỏ

Người Mỹ da đỏ có nhiều bộ lạc khác nhau với nền văn hóa và truyền thống đặc sắc, nhưng lại ít được nhắc tới.

Đăng ngày: 05/02/2023
Ngày Rằm tháng Giêng, người dân các nước Á Đông ăn món gì để cầu may mắn?

Ngày Rằm tháng Giêng, người dân các nước Á Đông ăn món gì để cầu may mắn?

Với ý niệm " Đầu xuôi đuôi lọt" nên người dân ở nhiều nước phương Đông ăn các món ăn với ý nghĩa cầu may mắn và tài lộc vào ngày Rằm tháng Giêng.

Đăng ngày: 04/02/2023
Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?

Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?

Khi nhắc đến nhân sư, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza. Tuy nhiên có thể đây không phải là bức tượng duy nhất tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 02/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News