Kính áp tròng thông minh phóng to tầm nhìn bằng cái chớp mắt

Kính hai khẩu độ có thể thay đổi tầm nhìn phóng to gấp 3 lần bằng cái chớp mắt, trợ giúp thị giác cho người bị thoái hóa điểm vàng.

Theo Telegraph, các nhà khoa học tại EPFL, Thụy Sĩ đang phát triển kính áp tròng thông minh kết hợp với kính thiên văn cực nhỏ có thể phóng tầm nhìn gấp 3 lần. Đây được xem là hy vọng mới cho những người bị các bệnh về mắt. Nghiên cứu này được trình bày tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội tiến bộ khoa học Mỹ.

Kính áp tròng có hai khẩu độ, một ống kính phóng đại và một ống kính thông thường. Trong đó, ống kính dày 1,55mm kết hợp một chiếc kính thiên văn phản xạ mỏng làm bằng gương và các bộ lọc. Khi ánh sáng đi vào mắt sẽ chạm dãy gương và tăng điểm nhận ánh sáng của người đeo kính áp tròng này.

Kính áp tròng thông minh phóng to tầm nhìn bằng cái chớp mắt
Kính áp tròng kết hợp với kính thiên văn giúp phóng to tầm nhìn trong chớp mắt. (Ảnh: Telegraph)

Tiến sĩ Eric Tremblay, thành viên nhóm nghiên cứu trình bày tại hội nghị: "Bạn chỉ cần nháy mắt để thay đổi tầm nhìn hình ảnh. Trong đó, người dùng nhắm mắt phải, kính sẽ thay đổi sự phân cực của ánh sáng chạm vào thấu kính tiếp xúc ở góc bên phải để kích hoạt hiệu ứng phóng đại. Còn muốn tắt kính viễn vọng, nháy mắt trái một cái".

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng loại kính áp tròng này sẽ cải thiện tầm nhìn của những người bị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tuổi tác (AMD) - nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ ba trên thế giới. Bệnh này làm mất thị lực trung tâm do võng mạc của mắt bị tổn hại dần dần và có rất ít lựa chọn để chữa bệnh hoặc điều trị.

"Phóng đại tầm nhìn là một trợ giúp thị giác đã được chứng minh có thể giúp người bị bệnh thoái hóa điểm vàng. Ống kính tiếp xúc có một kính thiên văn rất mỏng được tích hợp cho phép người dùng có tầm nhìn phóng đại. Vì vậy, nó làm cho vật nhìn vào lớn hơn", tiến sĩ Eric nói.

Hiện nay, các ống kính chỉ được thử nghiệm trên một số người để kiểm tra bởi phần lớn các nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng một con mắt mô hình hóa. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách sao cho khí ôxy được tiếp xúc với đôi mắt nhiều hơn trong khi người bệnh đeo kính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bia có tác dụng chữa bệnh

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bia có tác dụng chữa bệnh

Các chuyên gia từ Đại học Erlangen – Nuremberg của Đức vừa phát hiện ra điều bất ngờ: trong thành phần của bia có các chất tác động tích cực đến sức khỏe con người.

Đăng ngày: 15/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News