Kinh ngạc "chốn ăn chơi" 2.000 năm tuổi, tiện nghi như thời hiện đại
Một phòng tiệc lộng lẫy với đài phun nước hiện đại, bồn tắm nước nóng xa hoa... vừa được khai quật ở Israel trong trạng thái hoàn hảo đến ngạc nhiên sau 2.000 năm bị chôn vùi.
Theo Acient Origins, các nhà khảo cổ học Israel vừa công bố về phát hiện ngoạn mục ở Thành cổ Jerusalem, một công trình tráng lệ ngoài sức tưởng tượng vừa được đưa ra ánh sáng sau hàng thập kỷ tìm kiếm và khai quật.
Sảnh tiệc vẫn ở trong tình trạng tốt sau 2.000 năm, bảo tồn nhiều tiện nghi và những cấu trúc trang trí không khác thời hiện đại là mấy - (Ảnh: IAA).
Đó là một phòng tiệc 2.000 năm tuổi, dự tính sẽ được mở cửa cho du khách tham quan, một phần của tour "Đường hầm Bức tường phía Tây" do Tổ chức di sản Bức tường phía Tây của Israel chủ trì.
Theo Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel (IAA), phòng tiệc lộng lẫy nằm trong một chuỗi kiến trúc rộng lớn mà những vết tích đầu tiên đã được phát hiện từ giữa thế kỷ 19. Trong giai đoạn 2007-2012, các nhà khảo cổ đã thử đào một đường hầm dọc theo phần ngầm của Bức tường phía Tây linh thiêng (Bức tường Than khóc), và bắt đầu tìm ra những cấu trúc kỳ lạ bên dưới những tòa nhà hiện đại của thành phố Jerusalem.
Phòng tiệc vừa được giới thiệu được xây dựng khoảng năm 20 sau Công Nguyên, thời người La Mã chiếm đóng, bên trong còn rất nhiều tiền xu và đồ gốm vương vãi. Căn phòng tráng lệ có diện tích 24,5x11 mét, được chia thành 2 sảnh Đông – Tây giống hệt nhau, được nối bằng một hành lang được trang trí tuyệt đẹp.
Trên tờ Haaretz, IAA mô tả phát hiện như một điển hình của kiến trúc sang trọng thời kỳ Đền thờ thứ 2. Ngoài những bức tường, cột trụ đẹp mắt, giữa phòng tiệc còn có một đài phun nước phức tạp. Một hồ bơi có bậc thang cũng được thêm vào sảnh phía Tây, có thể là một dạng bồn tắm nghi lễ dành riêng cho những người có đặc quyền, vừa hưởng thụ, vừa để kết nối với các vị thần.
Phòng tiệc bị bỏ hoang từ khoảng thể kỷ thứ 7, dần dần chìm xuống lòng đất khi các cấu trúc đô thị mới dần nâng cao nền thành phố. Tuy nhiên với cách xây dựng kiên cố của người La Mã, các cấu trúc chính vẫn được bảo quản một cách hoàn hảo.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
