Kinh ngạc gương mặt phục dựng của 3 xác ướp Ai Cập cổ đại hơn 2.000 tuổi
Các nhà nghiên cứu di truyền học tiết lộ bản vẽ 3 chiều chi tiết về khuôn mặt của 3 người đàn ông Ai Cập sống cách đây hơn 2.000 năm nhờ DNA lấy từ ướp xác của họ.
Hình ảnh phục dựng của JK2134, JK2888 và JK2911. (Ảnh: Parabon NanoLabs).
Xác ướp của 3 người đàn ông được khai quật ở vùng lân cận của thành phố Abusir el-Meleq, một cộng đồng cổ đại trên sông Nile ở Ai Cập.
Ba người này lần lượt được định danh là JK2134, JK2888 và JK2911, sống cách đây 2.000 đến 2.800 tuổi. Họ chết khi mới khoảng 25 tuổi.
DNA của họ trước đó được giải mã trình tự vào năm 2017 tại Viện Max Planck ở Đức.
Kể từ đó, các nhà nghiên cứu tại Parabon NanoLabs - công ty cung cấp dịch vụ tạo kiểu hình DNA ở Reston, Virginia (Mỹ) đã dựa trên các thông tin di truyền để tạo ra mô hình 3D về khuôn mặt của JK2134, JK2888 và JK2911, thông qua quy trình được gọi là kiểu hình DNA.
Theo Parabon, một số đặc điểm như màu da và màu mắt được phục dựng dựa trên các dấu hiệu di truyền trong bộ gene trong khi các đặc điểm khác được đo lường thông qua những gì còn lại trên cơ thể họ.
Các bản dựng lại kỹ thuật số của Parabon cho thấy 3 người đàn ông có làn da nâu sáng với mắt và tóc sẫm màu. Họ giống với các nhóm cư dân Địa Trung Hải ngày nay về mặt di truyền hơn so với người Ai Cập hiện đại.
Parabon đã công bố khuôn mặt được họ phục dựng Hội nghị chuyên đề quốc tế về nhận dạng con người lần thứ 32 ở Orlando, Florida hồi giữa tháng 9.