Kinh ngạc khoảnh khắc cá voi chui ra từ bụng mẹ

Con cá voi beluga mẹ hạ sinh con non sau 15 giờ vượt cạn tại Thủy cung Shedd ở Chicago.

"Tin nóng: Bella đã sinh ra một con non tràn đầy năng lượng. Con cá voi con chào đời lúc 8h42 phút tối 21/8 sau 15 giờ Bella chuyển dạ. Đây là ca sinh đầu tiên mà đầu ra trước thay vì thùy đuôi như thông thường", Thủy cung Shedd viết trên Twitter.

Theo Thủy cung Shedd, trong những trường hợp hạ sinh lần đầu như của Bella, tỷ lệ con non chết cao hơn bình thường.

Do đó, các chuyên gia vẫn đang liên tục quan sát và ghi lại tương tác của con cá voi con để cập nhật tinh hình của nó. Các ghi chép cũng giúp họ hiểu rõ hơn về các thách thức khi sinh con đầu lòng của cá voi beluga.

Theo ước tính của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế, số lượng cá voi beluga trưởng thành hiện rơi vào khoảng 136.000 con.

Beluga có thể xuất hiện ở cửa sông hoặc các khu vực gần bờ nhưng chúng sống chủ yếu ở vùng cực, để ngụy trang tốt trong môi trường băng tuyết của Bắc Băng Dương.

Kinh ngạc khoảnh khắc cá voi chui ra từ bụng mẹ
Cá voi mẹ Bella 14 tuổi và đây là lần đầu nó làm mẹ.

Ngoài đặc điểm nổi bật là "làn da trắng mịn", Beluga còn gây ấn tượng với giọng hát truyền cảm và phần nhô lên trước trán gọi là "quả dưa".

Do bộ phận này rất mềm nên khi chạm vào đầu Beluga, đầu nó sẽ nảy ra như một quả bóng cao su. Trên thực tế, đây là cơ quan định hướng và thay đổi tần số sóng âm của động vật. Khu vực này khá mềm.

Bộ não của con vật được bảo vệ bên trong hộp sọ phía sau "quả dưa".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có gì bên dưới rãnh đại dương Mariana sâu nhất thế giới?

Có gì bên dưới rãnh đại dương Mariana sâu nhất thế giới?

Tất cả các sinh vật sống ở dưới này đều bị mù, vì ánh sáng không thể chiếu tới đó.

Đăng ngày: 31/08/2020
Phát hiện loài rận có thể tồn tại dưới đáy đại dương

Phát hiện loài rận có thể tồn tại dưới đáy đại dương

Các nhà khoa học mới phát hiện ra loài rận ký sinh trên chi sau của hải cẩu voi Nam Cực, có khả năng tồn tại ở độ sâu 2.000m dưới mực nước biển.

Đăng ngày: 31/08/2020
Xoáy nước xuất hiện giữa biển sau bão

Xoáy nước xuất hiện giữa biển sau bão

Xoáy nước màu xanh nhạt hiện lên nổi bật trong ảnh chụp của phi công từ độ cao hơn 150 m.

Đăng ngày: 31/08/2020
Lần đầu phát hiện cá mập không có da và răng

Lần đầu phát hiện cá mập không có da và răng

Ô nhiễm hóa chất hoặc lỗi bất thường trong quá trình phát triển phôi thai có thể là nguyên nhân khiến con cá mập thiếu đi những bộ phận quan trọng.

Đăng ngày: 28/08/2020
Hố sụt dưới biển lớn nhất thế giới nhìn từ vũ trụ

Hố sụt dưới biển lớn nhất thế giới nhìn từ vũ trụ

Một phi hành gia chụp ảnh hố xanh khổng lồ Great Blue và rạn đá san hô Lighthouse ngoài khơi Belize từ Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Đăng ngày: 27/08/2020
Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

Tôm búa (Stomatopoda) - hay tôm tít, tôm tích, tôm thuyền - là nhóm động vật giáp xác bao gồm hơn 400 loài thuộc bộ Tôm chân miệng. Người ta còn gọi chúng là tôm bọ ngựa vì chúng giống tôm và có cặp càng như bọ ngựa.

Đăng ngày: 25/08/2020
Bí mật về cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai

Bí mật về cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai

Sau khi các cặp cá ngựa giao phối, cá ngựa đực phải làm công việc nặng nhọc đó là mang thai chứ không phải cá ngựa cái.

Đăng ngày: 18/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News