Kinh ngạc sinh vật bụng đầy đá quý, sống cạnh khủng long
Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã phối hợp để phục dựng lại bức chân dung quái dị của một loài chim sống vào kỷ nguyên khủng long 120 triệu năm trước, bụng mang nặng những thứ kỳ lạ.
Nếu thạch anh ngày nay được con người sử dụng như một loại đá quý làm trang sức, đồ vật trang trí, thì những con chim cổ quái này dường như... dùng làm thức ăn. Theo bài công bố mới xuất bản trên Frontiers in Earth Science, tinh thể thạch anh đầy trong bụng con chim hóa thạch có thể giúp họ tìm ra môi trường sống và thói quen ăn uống của nó, cũng như vai trò của nó trong hệ sinh thái.
Chân dung loài chim cổ quái được tái hiện từ hóa thạch 120 triệu tuổi.
Theo nhà cổ sinh vật học Shumin Liu từ Viện Cổ sinh vật học và cổ sinh vật có xương sống, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, thành viên nhóm nghiên cứu, trước đây chưa từng có bằng chứng trực tiếp về dạ dày trong các hóa thạch chim thời khủng long. Vì thế, phát hiện này có thể là đột phá.
Tiến sĩ Jingmai O'Connor, Phó Giám đốc phụ trách về bò sát hóa thạch từ Bảo tàng Field (Chicago, Mỹ) cho biết hóa thạch với mô mềm được bảo quản hoàn hảo như vậy chưa từng thấy trước đây. Loài chim mang tên Bohainis goui này được cho là xuất hiện đầu kỷ Phấn Trắng - cũng là niên đại của hóa thạch - khoảng 120 triệu năm.
Theo Phys.org, tuy nhỏ bằng chim bồ câu nhưng nó vẫn còn mang nhiều đặc điểm đáng sợ của tổ tiên khủng long như răng nanh và móng vuốt sắc nhọn.
Điều kỳ lạ là một số loài chim và gia cầm ngày nay nuốt đá để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dai, cứng, hoặc giúp làm sạch đường tiêu hóa, nhưng những tinh thể thạch anh trong bụng con chim này lại không phù hợp với cả 2 chức năng đó. Kỳ lạ hơn, nếu là để hỗ trợ tiêu hóa, các con chim thường nuốt nhiều loại đá. Con chim đặc biệt này chỉ nuốt thạch anh. Một mẫu vật khác cùng loài từng được ghi nhận cũng chỉ nuốt duy nhất một thứ là các mảnh vỏ sò.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để lý giải bữa ăn kỳ lạ của sinh vật cổ quái này.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.
