Phát hiện mới nhất về hố đen vũ trụ

Một nghiên cứu tiết lộ những chi tiết mới về hố đen đầu tiên được phát hiện vào năm 1964. Các nhà khoa học cho rằng nó có khối lượng lớn hơn so với con số được công bố trước đây.

Ngày 18/2, các nhà nghiên cứu quan sát thấy hố đen Cygnus X-1 quay quanh một ngôi sao lớn và sáng. Quan sát này chỉ ra rằng Cygnus X-1 có khối lượng gấp 21 lần khối lượng Mặt trời, và nặng hơn 50% so với những gì chúng ta biết đến trước đây.

Cygnus X-1 là một trong những hố đen gần Trái đất nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học tính toán rằng nó có khoảng cách xa hơn so với tính toán được công bố trước đây. Khoảng cách của hố đen này đến Trái đất khoảng 7.200 năm ánh sáng (khoảng cách ánh sáng truyền đi trong một năm) và khoảng 9.500 tỷ km.

Phát hiện mới nhất về hố đen vũ trụ
Hố đen Cygnus X-1. (Ảnh: NASA).

Các hố đen cực kỳ dày đặc với lực hút rất mạnh, thậm chí ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Một số hố đen khổng lồ có khối lượng như một hố ở trung tâm dải Ngân hà, có khối lượng gấp 4 triệu lần khối lượng Mặt trời. Các hố đen nhỏ hơn có khối lượng bằng một ngôi sao.

Nhà thiên văn học James Miller-Jones của Đại học Curtin và Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến Quốc tế (Australia) cho biết rằng Cygnus X-1 là hố đen có khối lượng lớn nhất (tính theo đơn vị khối lượng sao) được biết đến của dải Ngân hà. Đồng thời, nó cũng là một trong những nơi phát ra tia X mạnh nhất.

Ông Miller-Jones cho biết thêm hố đen này quay nhanh đến mức gần bằng tốc độ ánh sáng, đạt đến tốc độ tối đa dựa trên thuyết tương đối rộng của nhà vật lý Albert Einstein.

Nó nuốt chửng vật chất trên bề mặt các ngôi sao mà nó quay quanh. Khối lượng vật chất bị hút vào ước chừng gấp 40 lần khối lượng Mặt trời.

Hố đen này xuất hiện cách đây 4 đến 5 triệu năm. Ban đầu, nó là một ngôi sao có khối lượng gấp 75 lần khối lượng Mặt trời. Sau đó, nó sụp đổ và trở thành một hố đen cách đây vài chục nghìn năm.

Sau khi Cygnus X-1 lần đầu tiên được công nhận là một hố đen, một cuộc cá cược đã được thực hiện giữa các nhà vật lý và Stephen Hawking. Ông Hawking cho rằng Cygnus X-1 không phải là một hố đen, còn Kip Thorne lại đồng ý. Cuối cùng, ông Hawking phải công nhận rằng Kip Thorne đã đúng.

Ông Miller-Jones nói: “Tôi không có bất kỳ cá cược nào đối với những phát hiện này".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?

Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?

Năm 2017, tàu thăm dò Cassini của NASA đã gửi về những hình ảnh gần nhất của sao Thổ khi nó lao vào bầu khí quyển đầy bão của hành tinh này và thu được những thông tin thật tuyệt vời.

Đăng ngày: 19/02/2021
Sau 1 năm rời bệ phóng tàu Solar Orbiter sắp đi đến phía sau của Mặt trời

Sau 1 năm rời bệ phóng tàu Solar Orbiter sắp đi đến phía sau của Mặt trời

Vậy là đã 1 năm con tàu vũ trụ Solar Orbiter được phóng thẳng tới Mặt trời để thực hiện sứ mệnh tìm hiểu nguồn sống của hệ Mặt trời ở cự ly gần nhất từ trước đến giờ.

Đăng ngày: 19/02/2021
NASA liên lạc lại được với tàu vũ trụ 44 năm tuổi

NASA liên lạc lại được với tàu vũ trụ 44 năm tuổi

Gần 44 năm từ khi NASA phóng Voyager 2, con tàu đã đi qua Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh và đang ở trong không gian liên sao.

Đăng ngày: 18/02/2021
Bắt được tín hiệu radio lạ một siêu Trái đất phát tới địa cầu

Bắt được tín hiệu radio lạ một siêu Trái đất phát tới địa cầu

Lần theo một tín hiệu radio mà Kính viễn vọng LOFAR ở Hà Lan bắt được từ năm 2019, các nhà thiên văn Mỹ và châu Âu đã tìm ra một siêu Trái đất mang năng lượng bí ẩn.

Đăng ngày: 18/02/2021
3

3 "siêu trăng", 1 "trăng máu" và 1 "trăng xanh" trong năm 2021

Năm 2021 hứa hẹn mang đến nhiều hứng khởi cho những người yêu thiên văn khi có đến 3 " siêu trăng", 1 "trăng máu" và 1 "trăng xanh".

Đăng ngày: 18/02/2021
Phát hiện cột đá bất thường trên Mặt trăng

Phát hiện cột đá bất thường trên Mặt trăng

Robot thăm dò Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc đã hoạt động trở lại và chụp được một khối đá bất thường ở phần tối của Mặt Trăng.

Đăng ngày: 17/02/2021
Vì sao Mộc Tinh có sọc?

Vì sao Mộc Tinh có sọc?

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian, Viện Hàn lâm Khoa học Nga Oleg Korablov giải thích tại sao Mộc Tinh trông có sọc.

Đăng ngày: 17/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News