Tại sao một số loại đá trên Trái đất lại có màu đỏ?

Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ hiện tượng kỳ lạ này và giúp giải quyết các câu hỏi về khí hậu vào Kỷ Trias muộn hơn 200 triệu năm trước khi mức khí nhà kính đủ cao.

Tác giả chính Christopher J. Lepre cho biết: "Tất cả màu đỏ mà chúng ta thấy trong đá ở New Jersey và ở Tây Nam nước Mỹ là do khoáng chất tự nhiên hematite. Theo những gì chúng tôi biết, chỉ có một số nơi mà hematite đỏ này rất phổ biến, một là trên Trái đất và một nơi khác là bề mặt sao Hỏa. Nghiên cứu có một bước tiến đáng kể trong việc tìm hiểu cách thức mất bao lâu để màu đỏ hình thành, các phản ứng hóa học liên quan và vai trò của hematite".

Nghiên cứu của Lepre và một nhà khoa học của Đại học Columbia đã được đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Lepre đã chứng minh được nồng độ hematite trong suốt 14,5 triệu năm qua trên Cao nguyên Colorado của Arizona khi nó nằm trên siêu lục địa cổ Pangea.

Với kết quả nghiên cứu, Lepre đã đánh giá mối quan hệ qua lại giữa những xáo trộn môi trường, khí hậu và sự tiến hóa của động vật có xương sống trên cạn.

Lepre cũng đã kiểm tra một phần của lõi đá dài hơn 500m từ Hệ tầng Chinle trong Vườn quốc gia Petrified Forest ở Arizona (sa mạc Painted) nằm ở Rutgers.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, lực hấp dẫn từ sao Mộc và sao Kim kéo dài quỹ đạo Trái đất một chút sau mỗi 405.000 năm và ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất trong ít nhất 215 triệu năm.

Bên cạnh đó, Lepre thực hiện đo quang phổ ánh sáng khả kiến để xác định nồng độ của hematite trong đá đỏ.

Theo hiểu biết của các nhà khoa học, đây là lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu những tảng đá cổ có niên đại từ kỷ Trias muộn hơn 200 triệu năm trước.

Nhiều nhà khoa học cho rằng màu đỏ là do sắt trong đá phản ứng với không khí, giống như rỉ sét trên xe đạp. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã coi hematite và màu đỏ của nó phần lớn là không quan trọng.

Tuy nhiên, theo Lepre thì hematite là kết quả của sự tương tác giữa các loại đất cổ và biến đổi khí hậu. Thông tin khí hậu này cho phép phân loại một số nguyên nhân và tác động đối với động vật hay thực vật trên cạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao con thiêu thân thích

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?

Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.

Đăng ngày: 05/02/2025
Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Đăng ngày: 03/02/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 29/01/2025
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 19/01/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 30/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News