Kính thiên văn mới lộ diện các ngôi sao hàng xóm 'tàng hình'

Các nhà khoa học tuyên bố kính thiên văn Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE) của NASA cho phép nhìn thấy các ngôi sao gần kề với hệ mặt trời, mà trước đây “tàng hình” với chúng ta.

Trong kế hoạch tạo lập một quan sát tổng thể về vũ trụ, tàu vũ trụ chuyên chụp ảnh bầu trời WISE (viết tắt của từ Nhà thám hiểm lập bản đồ dùng hồng ngoại trong phạm vi rộng) đã "ngốn" 320 triệu USD để chụp toàn bộ bầu trời đêm, trong đó, một nửa là các bức ảnh hồng ngoại.

Mặc dù hàng trăm triệu USD đã được chi cho các nghiên cứu và các công nghệ tốt nhất, nhưng các nhà thiên văn vẫn không thể “trông thấy” được hàng nghìn ngôi sao "hàng xóm" vì chúng quá lạnh và tối để phát ra bất kỳ ánh sáng rõ rệt nào.

NASA tuyên bố, kính thiên văn mới của họ sẽ ở trên quỹ đạo trong khoảng 9 tháng và lần đầu tiên, nó sẽ giúp nhận biết các ngôi sao, tiểu hành tinh, đám mây bụi và sao chổi mà trước kia chúng ta không nhìn thấy được. Điều này sẽ phục vụ đắc lực trong nghiên cứu và trong công việc liệt kê danh mục các đối tượng có thể gây ra nguy hiểm cho Trái Đất.

Một vài nhà khoa học tin rằng, thậm chí WISE còn có thể phát hiện ra một vài hành tinh khí khổng lồ ở bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Peter Eisenhardt, nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, Califfornia, Mỹ, cho biết: “Điều chúng tôi đang làm là mở bầu trời ra theo cách mà trước đây không thể”.

WISE sẽ được phóng lên vào thứ hai tuần sau sẽ giúp các nhà khoa học nhận biết thêm được nhiều đối tượng thiên văn mới.


Kính thiên văn mới sẽ được phóng lên từ bệ phóng vũ trụ Vandenberg cách Los Angeles, Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hoãn lại cho đến ít nhất vào cuối tuần bởi một sự cố với động cơ của thiết bị lái.

Các kỹ sư thực hiện việc kiểm tra lần cuối đối với tên lửa Delta 2 đã phát hiện ra sự cố họ đang phải làm việc rất khẩn trương để khắp phục nó.

“Kính thiên văn sẽ chuyển về các bức ảnh về các hàng xóm của hệ mặt trời của chúng ta. Nó sẽ giúp cho các nhà khoa học biết nhiều điều mà cần phải nghiên cứu trong nhiều thập kỷ”, Eisenhardt nói.

Theo báo cáo, kính thiên văn hầu như nhạy cảm với ánh sáng trong phạm vi hồng ngoại, tại các bước sóng dài hơn từ 5 đến 33 lần ánh sáng đỏ nhìn thấy được. 

Các nhà khoa học đang làm việc với WISE để đưa chiếc kính thiên văn có thể chụp cả bầu trời bằng hồng ngoại vào sử dụng.


Các nhà khoa học cho biết thêm, các đối tượng phát ra ánh sáng hồng ngoại có thể có đến 10.000 tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Điều này sẽ cho phép đánh giá đúng khả năng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái Đất hơn. Ngoài ra, hàng chục các ngôi sao lùn, các ngôi sao đã mất và một hành tinh nằm xa hơn Diêm Vương Tinh cũng có thể được khám phá.

Mặc dù kính thiên văn đã giúp phát hiện được 350.000 các đối tượng thiên văn mới, bao gồm nhiều sao chổi và dải bụi nhưng với các đám mây bụi ấm, ảnh trả về chỉ ở 62 pixel và khá mờ.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News