Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?

Ở độ cao 1,5 triệu km, kính viễn vọng James Webb sử dụng băng tần giống các dịch vụ Internet vệ tinh để gửi dữ liệu về Trái đất.

Ngày 12/7, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chia sẻ loạt ảnh màu đầu tiên của kính viễn vọng James Webb. Được chia sẻ trên website NASA dưới định dạng JPEG, những bức ảnh thực chất đã trải qua nhiều giai đoạn xử lý, thậm chí dữ liệu gốc không phải ảnh.

Tương tự những công cụ khoa học khác, James Webb thu thập kết quả quan sát rồi gửi về Trái đất dưới dạng dữ liệu thô. Một số hệ thống quan sát được trang bị trên kính viễn vọng gồm cảm biến hồng ngoại gần (NIRcam), cảm biến hồng ngoại trung (MIRI), thiết bị đo quang phổ, chặn ánh sáng từ sao và một số dụng cụ khác.

Đây là cách James Webb gửi dữ liệu từ khoảng cách 1,5 triệu km về Trái đất, giúp các nhà khoa học tạo ra loạt ảnh vũ trụ rõ nét nhất từ trước đến nay.

Bức ảnh độ phân giải 123 MP

Một trong những hình ảnh được công bố ngày 12/7 của James Webb chụp cụm thiên hà NGC 3324 thuộc tinh vân Carina. Kính viễn vọng Hubble từng chụp bức ảnh tương tự vào năm 2008. Khi đặt cạnh nhau, hình ảnh của James Webb cho độ chi tiết cao, sắc nét hơn rất nhiều.

Trong bức ảnh mới, kết cấu của tinh vân được thể hiện rõ ràng, cùng sự xuất hiện của các ngôi sao nhỏ, có thể nhìn thấy rõ dù phóng to hình ảnh. Màu sắc của 2 kính viễn vọng cũng có sự khác biệt.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?
Ảnh chụp cụm thiên hà NGC 3324 của kính viễn vọng Hubble (trên) và James Webb. (Ảnh: NASA).

Lý do khiến ảnh của James Webb thể hiện nhiều chi tiết đến từ lượng dữ liệu thu thập và độ phân giải ảnh gốc cao hơn. Theo TechCrunch, hình ảnh gốc (được tạo ra sau giai đoạn xử lý dữ liệu thô) của James Webb có độ phân giải 123 MP, nặng 137 MB. Trong khi đó, hình ảnh của Hubble có độ phân giải 23,5 MP, dung lượng 32 MB.

Về lý thuyết, ảnh từ James Webb có chi tiết nhiều gấp 5 lần so với Hubble. Tuy nhiên trên thực tế, James Webb mạnh hơn rất nhiều khi lượng dữ liệu gửi về có thể gấp 25 lần, từ khoảng cách xa hơn 3.000 lần so với Hubble.

Tốc độ gửi dữ liệu tương đương mạng Internet

Năm 1990, kính viễn vọng Hubble được phóng lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất, cách mặt đất khoảng 547 km. Con số này thấp hơn những vệ tinh GPS, được phóng lên quỹ đạo tầm trung (khoảng cách từ 20.000km). Do đó, quá trình liên lạc với Hubble từ Trái đất khá đơn giản.

Trong khi đó, James Webb nằm ở điểm Lagrange thứ 2 (L2), cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km. Đây là vị trí lực hấp dẫn tổng hợp của Trái đất và Mặt trời cân bằng. Độ cao của James Webb so với Trái đất gấp 4 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?
Ảnh minh họa khoảng cách của James Webb so với kính viễn vọng Hubble. (Ảnh: NASA).

Tuy nhiên, các hệ thống trên Trái đất từng truyền dữ liệu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều. Hiện nay, kỷ lục liên lạc xa nhất giữa Trái đất và tàu vũ trụ Voyager 1, được ghi nhận vào tháng 1 với khoảng cách gần 23,3 tỷ km.

Với James Webb, các kỹ sư của NASA có thể theo dõi chính xác vị trí tàu vũ trụ theo thời gian. Do đó, chỉ cần chọn công cụ phù hợp để quá trình liên lạc diễn ra suôn sẻ.

Để liên lạc với Trái đất, James Webb sử dụng sóng vô tuyến băng tần Ka, trong phạm vi 25,9 GHz. Đây cũng là băng tần của các vệ tinh viễn thông và Internet, kể cả Starlink. Do đó, James Webb có thể gửi dữ liệu với tốc độ tương đương mạng Internet, khoảng 28 Mbps. Như vậy, James Webb có khả năng gửi 57 GB dữ liệu về Trái đất mỗi ngày.

James Webb còn trang bị một ăng-ten khác, sử dụng băng tần S với tần số 2-4 GHz. Đây cũng là băng tần sử dụng bởi kết nối Wi-Fi và Bluetooth.

Do tính chất quay liên tục của Trái đất, tín hiệu có thể bị cản bởi những vật thể thấp hơn. Để đề phòng trường hợp này, thời gian gửi dữ liệu đã được NASA lên lịch trước vài tháng thông qua mạng lưới Deep Space Network.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?
Trung tâm điều khiển sứ mệnh James Webb. (Ảnh: NASA).

Ổ cứng SSD của James Webb có dung lượng khoảng 68 GB, sử dụng chất liệu đặc biệt để tồn tại ở độ cao hơn 1,6 triệu km. Tùy lịch trình hoạt động, ổ cứng sẽ đầy trong ít nhất 120 phút đến một ngày. Dữ liệu được gửi về Trái đất và lưu trên máy chủ của NASA trước khi bị xóa khỏi James Webb. Để so sánh, kính viễn vọng Hubble chỉ có khả năng lưu 2 GB dữ liệu.

Cách tạo ra hình ảnh từ dữ liệu

"Kính thiên văn không phải máy chụp ảnh lấy liền... Nó là công cụ khoa học nên được thiết kế để tạo ra kết quả khoa học", Joseph DePasquale, trưởng bộ phận xử lý ảnh của James Webb tại Viện khoa học Kính viễn vọng Không gian chia sẻ.

Ngay cả khi gửi về Trái đất, một số dữ liệu của James Webb không thể đọc được ngay lập tức. Dữ liệu thô được James Webb thu thập bằng cảm biến ánh sáng hồng ngoại, nằm ngoài dải màu mà con người có thể nhìn thấy.

"Về cơ bản, nó giống hình ảnh đen với một số đốm trắng do dải nhạy sáng rất lớn... Chúng tôi phải trải qua bước gọi là kéo giãn dữ liệu, lấy một số giá trị điểm ảnh và sắp xếp lại để bạn nhìn thấy mọi chi tiết ở đó", DePasquale cho biết.

Để "tô màu" cho ảnh, nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ bước sóng của ánh sáng hồng ngoại, được kính viễn vọng ghi lại ở dạng đơn sắc thành 3 màu đỏ, xanh dương và xanh lá. Bằng cách kết hợp 3 hình ảnh với độ sáng tối đại diện cho từng màu sắc, đội ngũ của DePasquale đã cho ra bức ảnh màu hoàn thiện.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gửi dữ liệu về Trái đất như thế nào?
Biểu đồ thành phần khí quyển của hành tinh khí WASP-96b do James Webb ghi nhận. (Ảnh: NASA).

Lấy ví dụ ảnh chụp cụm thiên hà NGC 3324. Dù thể hiện cùng vị trí, những thiết bị quang học khác nhau, với khả năng thu nhận dữ liệu hồng ngoại khác nhau khiến màu sắc sau khi xử lý cũng khác biệt.

Ngoài các dữ liệu có thể hiển thị trực quan bằng hình ảnh, James Webb còn mang về nhiều thông tin quan trọng khác, ví dụ như biểu đồ quang phổ cho thấy các thành phần chi tiết trong bầu khí quyển của một hành tinh.

Với những công cụ hiện đại, các nhà khoa học kỳ vọng James Webb sẽ cung cấp những dữ liệu chi tiết, giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc vũ trụ, tìm ra manh mối về sự hình thành, tồn tại của con người và sự sống ngoài Trái đất. Ngoài phục vụ giới thiên văn học, công chúng sẽ chờ đợi những hình ảnh tiếp theo, được tạo ra từ dữ liệu của kính viễn vọng này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các kỹ sư NASA đang phải tìm lại hướng dẫn sử dụng các đây 45 năm để khắc phục sự cố của tàu Voyager 1

Các kỹ sư NASA đang phải tìm lại hướng dẫn sử dụng các đây 45 năm để khắc phục sự cố của tàu Voyager 1

Voyager 1 là một tàu vũ trụ nặng 722 kg hoạt động ở ngoài Hệ Mặt trời và xa hơn nữa, được phóng đi ngày 5 tháng 9 năm 1977.

Đăng ngày: 15/07/2022
7 món ngon bị cấm mang lên tàu vũ trụ, thế này thì thiệt cho phi hành gia quá!

7 món ngon bị cấm mang lên tàu vũ trụ, thế này thì thiệt cho phi hành gia quá!

Môi trường không trọng lực kèm theo đó là không gian tích trữ ít ỏi đã giới hạn khá nhiều các lựa chọn thực đơn của phi hành gia.

Đăng ngày: 15/07/2022
Hiện tượng vũ trụ được Einstein tiên đoán có thể thay đổi cái nhìn về vũ trụ như chúng ta đã biết!

Hiện tượng vũ trụ được Einstein tiên đoán có thể thay đổi cái nhìn về vũ trụ như chúng ta đã biết!

Quá trình này có thể được sử dụng để khám phá một lớp hạt siêu nhẹ hoàn toàn mới và cung cấp thông tin trực tiếp về khối lượng và trạng thái của các đám mây “nguyên tử hấp dẫn”.

Đăng ngày: 14/07/2022
Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ ngoài Trái đất: Như nhịp đập trái tim con người

Bắt được tín hiệu vô tuyến lạ ngoài Trái đất: Như nhịp đập trái tim con người

Siêu kính viễn vọng vô tuyến CHIME của Canada vừa bắt được một tín hiệu vô tuyến chưa từng có tiền lệ - một chớp sóng vô tuyến sở hữu những cực đại tuần hoàn chính xác đến kinh ngạc, đều như nhịp tim.

Đăng ngày: 14/07/2022
Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng

Tên lửa SpaceX phát nổ trên bệ phóng

Chuyến bay lên quỹ đạo của tàu vũ trụ Starship có thể sẽ phải hoãn lại do vụ nổ bất ngờ xảy ra khi thử nghiệm động cơ hôm 12/7.

Đăng ngày: 14/07/2022
Tiết lộ bất ngờ từ người sửa kính viễn vọng

Tiết lộ bất ngờ từ người sửa kính viễn vọng "vượt thời gian"

Mọi thứ xảy ra ở đó mà bạn không thấy. Những con ma luôn bắt bạn, phải không? - The New York Times dẫn lời Giám đốc chương trình Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA Gregory L. Robinson.

Đăng ngày: 13/07/2022
Bạn có biết: Máu trong cơ thể phi hành gia chảy khác hẳn khi trong không gian

Bạn có biết: Máu trong cơ thể phi hành gia chảy khác hẳn khi trong không gian

Khi nhìn hình ảnh các phi hành gia trôi trong Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bạn có thể thấy diện mạo của họ có chút khác thường.

Đăng ngày: 12/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News