Kính viễn vọng châu Âu vào vũ trụ

Ngày 14.5.2009, hai kính viễn vọng của châu Âu là Herschel và Planck sẽ được phóng lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Kourou (Guiana thuộc Pháp).

Kính viễn vọng Herschel (trái) và Planck (phải). Ảnh: ESA

Tên lửa Ariane 5 sẽ đưa kính viễn vọng lên vị trí cách trái đất 1,5 triệu km nằm hướng đối diện với mặt trời, rất thuận lợi để nghiên cứu vũ trụ.

Herschel cao 7,5 mét và được trang bị kính hồng ngoại, có nhiệm vụ nghiên cứu các vì sao và các dải ngân hà mà nó có thể nhận được tín hiệu. Planck sẽ tầm soát các sóng ngắn trong vũ trụ và dò tìm sóng radio. Nó sẽ thu thập các dữ liệu để có thể hiểu được nơi bắt đầu của vũ trụ. Theo giáo sư David Southwood: “Đây là một trong những sự kiện mà cơ quan quản trị không gian châu Âu (ESA) thực hiện để kỷ niệm năm thiên văn quốc tế”.

Herschel và Planck là một phần của các đài thiên văn và kính viễn vọng thế hệ mới. Trong tương lai các đài thiên văn dạng này sẽ được đưa sâu hơn vào vũ trụ, vượt khỏi quỹ đạo của mặt trăng. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học quan sát vũ trụ một cách tốt hơn. Hai kính viễn vọng trên sẽ hoạt động trong môi trường nhiệt độ rất thấp, dò tìm ở những khu vực -273 độ C.

Hiện Planck đã được lắp ráp vào tên lửa đẩy Arian 5.

Herschel sẽ được phóng lên sau đó vài ngày. Herschel mang theo một bồn chứa khá lớn đựng dung dịch helium với nhiệm vụ giải nhiệt cho các thiết bị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News