Kính viễn vọng FAST của Trung Quốc phát hiện manh mối mới về các vụ nổ vũ trụ bí ẩn

Kĩnh viễn vọng khẩu độ 500m (FAST) của Trung Quốc đã hé lộ bí ẩn xung quanh nguồn gốc và bản chất của các vụ nổ vũ trụ sau khi phát hiện các đặc điểm mà các sa bàn hiện tại không thể lý giải được.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các vụ nổ vũ trụ là những tia sáng vô tuyến cực mạnh ở sâu trong vũ trụ (các vụ nổ vô tuyến nhanh - FRB), chỉ xuất hiện trong vài mili giây, nhưng cho năng lượng tương đương với lượng năng lượng tạo ra từ Mặt trời trong một năm.


Các quan sát mới được thực hiện bằng kính thiên văn FAST ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Vào năm 2007, các nhà vật lý thiên văn đã lần đầu phát hiện vụ nổ vô tuyến nhanh. Kể từ đó, hàng trăm tia sáng vũ trụ tương tự đã được khám phá. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhà khoa học nào có thể làm rõ nguồn gốc và bản chất vật lý của chúng.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng vụ nổ vô tuyến nhanh đầu tiên được phát hiện từ Dải Ngân hà, bắt nguồn từ sao từ - là một loại sao neutron có từ trường cực mạnh. Tuy nhiên, những quan sát gần đây của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã thách thức quan điểm phổ biến về nguồn gốc và bản chất vật lý của các vụ nổ vũ trụ.

Ông Zhang Bing, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nevada, Las Vegas, cho biết: “Rõ ràng các vụ nổ vũ trụ bí ẩn hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Cần có thêm nhiều chiến dịch quan sát đa bước sóng để khám phá thêm bản chất của hiện tượng này”.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn FAST khổng lồ ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc để tiến hành quan sát hiện tượng từ tháng 4 đến tháng 6/2021. Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Bắc Kinh và Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc dẫn đầu. Họ đã phát hiện 1.863 vụ nổ trong 82 giờ kéo dài 54 ngày từ một nguồn phát nổ vô tuyến nhanh đang hoạt động, có tên FRB 20201124A ở một thiên hà bên ngoài thiên hà của chúng ta.

Theo phát hiện công bố trên Tạp chí Nature hôm 21/9, giới nghiên cứu đã phát hiện các vòng quay bất thường, xuất hiện trong thời gian ngắn thông qua sử dụng thước đo vòng quay Faraday, một công cụ quan trọng trong đo từ trường. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng những vòng quay này không biến đổi.

“Sự biến đổi này có nghĩa là môi trường xung quanh rất phức tạp. Mật độ của các hạt và từ trường thay đổi nhanh chóng”, ông Wang Fayin, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư của trường thiên văn và khoa học vũ trụ thuộc Đại học Nam Kinh, nhận định.


Hành tinh Trái đất nhìn từ không gian. (Ảnh: Shutterstock)

Để quan sát thiên hà chủ của FRB, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng kính thiên văn Keck đặt tại Mauna Kea ở Hawaii. Ông Zhang cho biết mọi người từng nghĩ rằng các sao từ trẻ sẽ chỉ xuất hiện trong các vùng hình thành sao đang hoạt động của một thiên hà, nhưng FRB lại nằm trong vùng không có hoạt động nào như vậy.

Người ta cũng cho rằng FRB tồn tại trong thiên hà có mật độ sao cao, nhưng nhóm nghiên cứu nhận thấy FRB không nằm ở đó. Kết quả này cung cấp manh mối mới về nguồn gốc của các vụ nổ vô tuyến nhanh.

Trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố trên Tạp chí Nature Communications, Giáo sư Wang tại Đại học Nam Kinh cho biết nguồn phát nổ vô tuyến nhanh có thể bắt nguồn từ một hệ nhị phân có chứa một sao từ và một sao Be khối lượng lớn. Sao Be là một tập hợp các sao không đồng nhất.

Ông cho biết mô hình mới này cung cấp những manh mối quan trọng để giải thích nguồn gốc của các vụ nổ vô tuyến nhanh, đồng thời là lời giải cho nguồn gốc của 3 vụ nổ vô tuyến nhanh được phát hiện gần đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News