Kính viễn vọng James Webb chụp ảnh thiên hà va chạm dữ dội

NASA hôm 1/12 công bố một bức ảnh chụp tuyệt đẹp về sự kiện va chạm thiên hà ZW II 96 ở cách xa khoảng 500 triệu năm ánh sáng.


Hệ thống thiên hà ZW II 96 chụp bởi kính viễn vọng James Webb. (Ảnh: NASA/ESA/CSA)

Là một phần của chòm sao Hải Đồn, cặp thiên hà ZW II 96 đang trong quá trình hợp nhất và vô cùng hỗn loạn, với các vùng hình thành sao giống như sợi dây phát sáng liên kết lõi của hai thiên hà, trong khi các nhánh xoắn ốc của thiên hà nhỏ hơn bị biến dạng do nhiễu loạn hấp dẫn.

"Chính sự hiện diện những vùng hình thành sao đã khiến ZW II 96 trở thành mục tiêu hấp dẫn của kính viễn vọng không gian James Webb", NASA cho biết trong một tuyên bố vào 1/12.

Trong quan sát mới, Webb sử dụng hai công cụ NIRCam và MIRI để ghi lại vụ va chạm dữ dội này ở bước sóng hồng ngoại, mang đến cái nhìn chi tiết và rực rỡ chưa từng có.


ZW II 96 chụp bởi kính viễn vọng Hubble vào năm 2008. (Ảnh: NASA/ESA)

Theo NASA, do sự "bùng nổ sao trẻ", hệ thống ZW II 96 đặc biệt phát sáng ở bước sóng hồng ngoại, với độ sáng gấp hơn 100 tỷ lần so với Mặt Trời.

Ngay sau khi Webb được phóng lên, các nhà thiên văn học từ khắp nơi trên thế giới đã đề xuất nghiên cứu những hệ sinh thái thiên hà phức tạp, bao gồm cả sự kiện hợp nhất thiên hà như ZW II 96.

Với độ nhạy gấp 100 lần kính viễn vọng Hubble và khả năng "nhìn ngược quá khứ", Webb hứa hẹn sẽ làm sáng tỏ các chi tiết của môi trường thiên hà phức tạp và cung cấp cái nhìn sâu sắc về vũ trụ xa xôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ

Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ

Ngày 23-11, các nhà nghiên cứu đã giải đáp bí ẩn về những hố đen khổng lồ, ngấu nghiến vật chất xung quanh và giải phóng các tia hạt năng lượng khổng lồ và sáng chói vào không gian.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News