Kính viễn vọng không gian Kepler sắp dừng hoạt động

NASA đưa Kepler vào trạng thái ngủ đông để đảm bảo kính viễn vọng này đủ nhiên liệu gửi thông tin mới về Trái Đất.

Kepler, kính viễn vọng không gian giúp phát hiện 70% trong 3.750 ngoại hành tinh được biết tới nay, còn ít nhiên liệu đến mức NASA đưa nó vào trạng thái tương tự ngủ đông, Space hôm 6/7 đưa tin. Điều này nhằm đảm bảo Kepler đủ nhiên liệu để gửi về những dữ liệu mới nhất vào đầu tháng sau.

Để truyền dữ liệu, kính viễn vọng phải hướng ăng ten lớn nhất về Trái Đất và truyền trong thời gian được phân bổ của Mạng lưới không gian sâu (DSN) vào đầu tháng 8, NASA cho biết. DSN là hệ thống kính viễn vọng vô tuyến NASA sử dụng để trao đổi thông tin với tàu vũ trụ hay kính viễn vọng hoạt động ngoài không gian.

Kính viễn vọng không gian Kepler sắp dừng hoạt động
Kính viễn vọng không gian Kepler có đóng góp lớn cho khoa học vũ trụ. (Ảnh: NASA).

Trước thời điểm này, Kepler sẽ giữ ổn định ở trạng thái an toàn không sử dụng nhiên liệu. Ngày 2/8, nhóm phụ trách sẽ đánh thức kính viễn vọng này, điều khiển nó về đúng hướng và truyền dữ liệu xuống Trái Đất.

Kepler được phóng lên không gian tháng 3/2009 với mục tiêu giúp các nhà thiên văn phát hiện những hành tinh giống Trái Đất trong dải Ngân hà. Kính viễn vọng này tìm ra ngoại hành tinh nhờ ánh sáng thay đổi khi nó di chuyển qua bề mặt sao chủ.

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chính, Kepler quan sát đồng thời khoảng 150.000 ngôi sao, chú ý phát hiện thay đổi ánh sáng. Công việc này kéo dài đến tháng 5/2013, khi bánh đà thứ hai của kính viễn vọng bị hỏng. Các kỹ sư tìm được cách để ổn định Kepler và đến năm 2014, kính viễn vọng này bắt đầu thực hiện nhiệm vụ mở rộng có tên K2.

Với K2, Kepler tiếp tục tìm kiếm ngoại hành tinh cũng như nghiên cứu nhiều thiên thể và hiện tượng khác ngoài vũ trụ. Nó thực hiện các chiến dịch kéo dài khoảng 80 ngày, trọng tâm của mỗi chiến dịch sẽ hơi khác nhau. Kepler đã hoàn tất 18 chiến dịch như vậy. Nếu còn đủ nhiên liệu sau ngày 2/8, chiến dịch 19 sẽ bắt đầu vào ngày 6/8, theo NASA.

NASA từng thông báo Kepler đang cạn nhiên liệu hồi tháng 3 và có thể phải dừng hoạt động sau vài tháng. Việc tiếp nhiên liệu không khả thi do kính viễn vọng này di chuyển xung quanh Mặt Trời, cách rất xa Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA lại hoãn phóng kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới

NASA lại hoãn phóng kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới

Theo Hội đồng Thẩm định Độc lập (IRB) thuộc NASA, dù đang chậm tiến độ, gặp phải những trì hoãn bất ngờ và chi phí phát sinh, dự án kính viễn vọng không gian James Webb vẫn tiếp tục.

Đăng ngày: 02/07/2018
Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất

Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất

Ngoài trạm Thiên Cung 1 rơi xuống Trái Đất hồi đầu năm, Trung Quốc còn một trạm vũ trụ khác đang vận hành thử nghiệm trên quỹ đạo là trạm Thiên Cung 2.

Đăng ngày: 22/06/2018
Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope (Kính Thiên văn Rất lớn - VLT) được xây dựng trong khu vực của Đài Quan sát Paranal ở hoang mạc Atacama, miền bắc Chile.

Đăng ngày: 08/06/2018
Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Các nhà khoa học Nam Phi vừa ra mắt tổ hợp kính thiên văn và thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ đầu tiên cho thế giới.

Đăng ngày: 29/05/2018
Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới

Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới

Trung tâm Eastgate ở Harare, Zimbabwe luôn được giữ ở 27 độ C nhờ hệ thống thông khí và làm mát hoàn toàn tự nhiên dựa theo tổ mối.

Đăng ngày: 23/05/2018
Nhà máy đóng tàu cao tốc rộng bằng 248 sân bóng ở Trung Quốc

Nhà máy đóng tàu cao tốc rộng bằng 248 sân bóng ở Trung Quốc

Đây là nơi lắp ráp một nửa số tàu viên đạn cao tốc của Trung Quốc, theo People’' Daily Online.

Đăng ngày: 21/05/2018
Cỗ máy nhìn ngược quá khứ của NASA gặp sự cố rơi đinh ốc

Cỗ máy nhìn ngược quá khứ của NASA gặp sự cố rơi đinh ốc

Greg Robinson, giám đốc chương trình JWST của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiết lộ đinh ốc và gioăng rơi ra từ bộ phận kính chống nắng của kính James Webb hôm 3/5.

Đăng ngày: 07/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News