Koppillil Radhakrishnan: Người đưa Ấn Độ lên Sao Hỏa

Tháng 9/2014, Ấn Độ đã làm cả thế giới phải kinh ngạc và thán phục khi chương trình thám hiểm không gian của nước này đã thành công ngay trong lần đầu thử nghiệm, với chi phí chỉ bằng 1/10 so với Mỹ.

Và người đứng sau thành công đó chính là vị chủ tịch đương nhiệm của ISRO (Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ) – giáo sư Koppillil Radhakrishnan. Xin gửi tới độc giả phần lược dịch của bài viết về vị giáo sư đáng kính này trên tờ Wall Street Journal:

Koppillil Radhakrishnan: Người đưa Ấn Độ lên Sao Hỏa
Giáo sư Koppillil Radhakrishnan

Hành trình với tư cách là nhà khoa học vũ trụ không phải lúc nào cũng suôn sẻ đối với Koppillil Radhakrishnan, người đã lãnh đạo điệp vụ thám hiểm Sao Hỏa thành công của Ấn Độ. "Tôi đã khởi đầu sự nghiệp bằng một vụ phóng tên lửa thất bại" – giáo sư Radhakrishnan chia sẻ – "Và tiếp đó lại là một thất bại nữa".

Ngay sau khi ông trở thành chủ tịch của chương trình thám hiểm không gian của Ấn Độ vào năm 2009, GSAT 4 – một vệ tinh viễn thông công nghệ – đã thất bại trong khi phóng. Sau đó, vào năm 2010, một mẫu vệ tinh tương tự cũng không thể rời khỏi mặt đất. "Nếu là một phần của ngành công nghiệp vũ trụ, bạn sẽ phải biết rút kinh nghiệm từ thất bại" – giáo sư Radhakrishnan chia sẻ.

Giáo sư biết rằng mình hoàn toàn có thể rút lui khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát của ông. Nếu vậy, thì có lẽ Ấn Độ vẫn có thể vươn tới Hành tinh Đỏ, nhưng họ khó có thể thành công một cách nhanh chóng, ngay trong lần thử đầu tiên, với mức chi phí thấp kỷ lục như hiện nay.

Koppillil Radhakrishnan: Người đưa Ấn Độ lên Sao Hỏa

Thành công của phi vụ thám hiểm Sao Hỏa trị giá 74 triệu USD của Ấn Độ vào tháng 9/2014 đã làm kinh ngạc rất nhiều người, những ai biết rằng Ấn Độ hiện đang là ngôi nhà của một bộ phận người dân nghèo nhất thế giới. Khi được hỏi liệu ông có cảm thấy băn khoăn về chương trình thám hiểm vũ trụ hay không, khi mà các vấn đề như vấn nạn xâm phạm tình dục, nạn đói hay tỷ lệ trẻ em tử vong cao hiện đang diễn ra rất căng thẳng tại Ấn Độ, giáo sư Radhakrishnan đã trả lời rằng: "Tôi có băn khoăn.… Nhưng tính ứng dụng là chính là động lực cho chương trình thám hiểm không gian của Ấn Độ, vì vậy nó cần phải có ích cho người dân".

Sứ mệnh Sao Hỏa của Ấn Độ tiêu tốn ít hơn nhiều so với con số 610 triệu USD của người Mỹ chi cho một nhiệm vụ tương tự, khiến cho nó trở thành phi vụ rẻ nhất trong số các chương trình thám hiểm Sao Hỏa gần đây. Ngoài việc dùng một thiết bị phóng đã qua sử dụng và áp dụng phương pháp súng cao su để đẩy tàu thăm dò ra khỏi quỹ đạo của Trái Đất, ISRO cũng đã cắt giảm chi phí bằng cách phát triển và sản xuất toàn bộ tàu vũ trụ của mình tại Ấn Độ.

Koppillil Radhakrishnan: Người đưa Ấn Độ lên Sao Hỏa

Giống như Tàu thăm dò Mangalyaan, sự nghiệp khoa học của giáo sư Radhakrishnan được phát triển hoàn toàn ở trong nước. Ông là sinh viên của một trường cao đẳng kỹ thuật công lập ở bang miền nam Kerala, nơi mà ông đã lớn lên. Ông có một bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Học viện quản trị Ấn Độ ở Bangalore và một bằng Tiến sĩ của Học viện công nghệ Ấn Độ ở Kharagpur, Tây Bengal.

Sau khi gia nhập ISRO vào năm 1971, giáo sư Radhakrishnan đã trở thành cánh tay phải của vị chủ tịch đương thời – U.R.Rao – trong quãng thời gian ít thành công nhất của tổ chức này trong thập niên 80, khi mà cứ nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác liên tục bị thất bại. Giáo sư cho biết ông đã rút ra nhiều bài học từ việc qua sát phản ứng của ngài Rao trong quãng thời gian đó.

Koppillil Radhakrishnan: Người đưa Ấn Độ lên Sao Hỏa

"Bạn cần phải có thần kinh thép" – giáo sư cho biết – "Tôi không hề cười hay vỗ tay cho tới khi vệ tinh được phóng thành công". Chỉ tới khi mà tàu thăm dò Mangalyaan đi vào quỹ đạo của Sao Hỏa vào lúc 8 giờ ngày 24/9, giáo sư Radhakrishnan mới nở nụ cười và chương trình không gian của Ấn Độ chính thức được cả thế giới biết đến.

Một tuần sau, ISRO ký một thỏa thuận với NASA để cùng làm việc với nhau trong các chuyến thám hiểm Sao Hỏa trong tương lai. Trung Quốc cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ, bao gồm việc phát triển vệ tinh cho các thí nghiệm khoa học, viễn thám và truyền thông. Sau nhiều năm tự mình mày mò nghiên cứu, giờ đây Ấn Độ đã trở thành một thành viên được biết đến nhiều nhất trên sân chơi vũ trụ.

Koppillil Radhakrishnan: Người đưa Ấn Độ lên Sao Hỏa

Trong tháng tới, ISRO sẽ thử nghiệm khoang chứa phi hành đoàn đầu tiên của mình. "Chúng tôi đang đi những bước đầu tiên trong lĩnh vực đưa con người lên vũ trụ, bằng cách tạo ra một hệ thống khoang thoát hiểm cho phi hành đoàn" – giáo sư Radhakrishnan cho hay. Ông ước tính rằng trong khoảng 8 năm nữa, Ấn Độ sẽ có khả năng đưa con người lên vũ trụ, mặc dù hiện vẫn chưa có phi hành gia người Ấn nào được huấn luyện.

Ấn Độ đã phải mất bốn năm để đi từ nghiên cứu cho tới việc đưa tàu thăm dò đến quỹ đạo Sao Hỏa. Nhưng bước ngoặt lớn nhất, theo giáo sư Radhakrishnan, đã đến vào năm 2008, khi ISRO phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng của mình. "Đó là một khoảng cách 400.000km. Lần đầu tiên chúng tôi thoát được vùng ảnh hưởng của trọng lực và đối mặt với không gian sâu thẳm" – giáo sư Radhakrishnan chia sẻ.

Tham khảo: Wall Street Journal

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News