Kỳ bí ánh sáng đỏ rực phát ra từ Trái đất

Một vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất, quét và chọn lọc các bước sóng phản chiếu từ bề mặt hành tinh. Qua đó, các nhà khoa học đã phát hiện điều bất thường về một bước sóng phát ra từ một nguồn bí ẩn.

Các nhà khoa học cố gắng nhìn vào bước sóng này và thấy, hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi một màu đỏ với nhiều cường độ khác nhau.


(Video: Tienphong)

Và nó không tương ứng với các khu vực đông dân cư, cho thấy nó cũng không phải do con người tạo ra. Trên thực tế, nó phát ra từ những nơi có nhiều cây cối: lưu vực sông Amazon, rừng thường xanh phía bắc, và đất trồng trọt ở miền Trung Tây Hoa Kỳ đều đỏ rực.

Như chúng ta đã biết thực vật và các sinh vật khác sử dụng ánh sáng để phát triển bằng quá trình quang hợp. Thực vật tương tác với ánh sáng tới là bằng cách bức xạ nó trở lại ở bước sóng khác, tạo ra cái gọi là huỳnh quang diệp lục.

Trong quá trình quang hợp, các electron bị kích thích của diệp lục trải qua chuỗi phản ứng hóa học. Nhưng khi một số electron bị kích thích rơi trở lại trạng thái cơ bản, chúng phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Nhìn chung, khoảng 1% ánh sáng được hấp thụ sẽ được phát lại như các bước sóng ở đầu đỏ của quang phổ.

Đó là một lượng nhỏ đến mức bạn không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Nhưng thực vật trên toàn thế giới đang phát huỳnh quang khi chúng quang hợp. Và đây là nguyên nhân gây ra ánh sáng đỏ khó hiểu của Trái đất, theo quan sát của vệ tinh.

Kỳ bí ánh sáng đỏ rực phát ra từ Trái đất
Trái đất được bao phủ bởi một màu đỏ với nhiều cường độ khác nhau.

Đó là một bước đột phá lớn. Theo dõi huỳnh quang diệp lục từ không gian cho phép chúng ta quan sát hành tinh này thở trong thời gian thực và theo dõi sức khỏe của các hệ sinh thái trên toàn thế giới.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mức độ xanh là ước tính chính cho sức khỏe thực vật. Nhưng biện pháp này có thể không đáng tin cậy vì cây có thể đổi màu hoặc rụng lá. Ngược lại, huỳnh quang diệp lục là thước đo trực tiếp của hoạt động quang hợp.

Nó có thể giúp chúng ta suy ra lượng oxy được giải phóng và bao nhiêu carbon đang được hấp thụ trong một hệ thống nhất định. Sự giảm huỳnh quang diệp lục cũng có thể xảy ra trước khi có dấu hiệu rõ ràng về tình trạng căng thẳng của cây, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.​

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc lần đầu chôn cáp mặt đất dưới biển để truyền điện

Trung Quốc lần đầu chôn cáp mặt đất dưới biển để truyền điện

Cáp mặt đất 10 kV dài 1 km được chôn trong kênh ngầm dưới đáy biển, loại bỏ nguy cơ bị tàu neo đậu làm hỏng như với cáp biển.

Đăng ngày: 09/01/2024

"Vợ lẽ" thời xưa ngoài sinh con nối dõi tông đường, còn có một tác dụng khác: Hậu thế ngậm ngùi thương thay!

Ở thời phong kiến Trung Quốc, đàn ông giàu và có địa vị sở hữu “tam thê tứ thiếp” là chuyện bình thường.

Đăng ngày: 09/01/2024
Trung Quốc – Mỹ phối hợp tạo ra chất bán dẫn “thần kỳ”

Trung Quốc – Mỹ phối hợp tạo ra chất bán dẫn “thần kỳ”

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc – Mỹ lần đầu tiên tổng hợp thành công chất bán dẫn bằng graphene, có khả năng đánh bại cả silicon về tiềm năng điện tử.

Đăng ngày: 09/01/2024
Dự án khoan đường hầm tới lò magma núi lửa

Dự án khoan đường hầm tới lò magma núi lửa

Iceland có thể đi vào lịch sử khoa học khi trở thành nước đầu tiên khoan tới lò magma núi lửa vào năm 2026.

Đăng ngày: 08/01/2024
Magma có sức tàn phá như thế nào?

Magma có sức tàn phá như thế nào?

Trong quá khứ, sức mạnh của magma đã gây ra vô số tổn thất bi thảm, khiến cư dân ở mọi ngóc ngách đều cảm nhận được sức mạnh và sự hùng vĩ của Trái đất.

Đăng ngày: 07/01/2024
Cầu Cổng Vàng ở Mỹ hoàn thành lắp đặt lưới chống tự sát

Cầu Cổng Vàng ở Mỹ hoàn thành lắp đặt lưới chống tự sát

Một hệ thống lưới thép không gỉ đã được lắp đặt dưới thành cầu Cổng Vàng tại San Francisco (Mỹ) trong một nỗ lực ngăn ngừa tự sát tại đây.

Đăng ngày: 06/01/2024
Sự ra đời của chiếc trực thăng đầu tiên trên thế giới

Sự ra đời của chiếc trực thăng đầu tiên trên thế giới

Máy bay VS-300 là trực thăng với một rotor chính đầu tiên trên thế giới hoạt động được, đặt nền móng cho công nghệ máy bay trực thăng hiện đại.

Đăng ngày: 05/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News