Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi
Ở Úc, người ta không còn xa lạ gì với những đám cháy rừng, phần lớn những đám cháy ở đây đều thường do con người hoặc những tia sét.
Nhưng mới đây một tác nhân gây cháy rừng khác đã xuất hiện và gây thiệt hại đáng kể, thủ phạm được xác định là một số loài diều hâu và chim cắt.
Thực ra, theo ghi chép thì các thổ dân Úc đã xác định được tác nhân này từ hơn 40 nghìn năm trước. Họ còn gọi chúng với cái tên "Diều hâu lửa".
Nhiều cánh rừng đã bị chúng thiêu rụi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, chưa bao giờ những con chim diều hâu và chim cắt lại tăng tần suất "hủy diệt rừng" nhiều như hiện tại. Nhiều cánh rừng đã bị chúng thiêu rụi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Những con chim này đốt rừng một cách riêng lẻ hơn là hoạt động tập thể.
Chúng quắp những cảnh cây hay một vật gì đó đang cháy rồi bay lên cao tìm khu vực nào đó chưa bén lửa, thả xuống để gây hoặc lan truyền hỏa hoạn.
Mục đích của những kẻ phá hoại này chính là tạo nên hỏa hoạn để lùa tất cả con mồi ra khỏi cánh rừng và nơi ẩn nấp.
Sau khi tất cả động vật trong rừng chạy khỏi rừng và ra khu đất trống, những kẻ phá hoại này sẽ ung dung thoải mái, lựa chọn những con mồi mà nó "ưng" để để trở thành bữa ăn cho chúng.
Việc chim cắt đốt rừng đã giải thích cho lý do tại sao tốc độ lây lan của một số các đám cháy rừng lại nhanh hơn so với dự tính hoặc những đám cháy không rõ nguyên nhân ở nhiều nơi.
Hiện tại, các nhà chức trách đang tích cực tìm ra biện pháp đối phó với 2 dòng chim diều hâu và chim cắt này để ngăn chặn cháy rừng lây lan thêm nữa.

Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia
Nhà sinh vật học Thy Neang tìm thấy một loài tắc kè ngón cong chưa từng được biết đến bên trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Prey Lang.

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con
Có tới 1/4 trong 27.000 loài cá sinh sống ở rạn san hô vốn chỉ chiếm <1% bề mặt Trái đất. Nhưng trước khi ổn định tại ngôi nhà lung linh này, những chú cá con phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm và khó khăn trong suốt quá trình tự trưởng thành.

Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc
Khả năng sinh sản “kép” của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát.

Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm
Không thể tìm thấy con đực cùng loài, chim ưng đen cái buộc phải tán tỉnh và ghép đôi với một con ưng vai đỏ đực bản xứ.

Cơ thể trong suốt của gấu nước "bất tử"
Các bộ phận bên trong cơ thể gấu nước phát sáng rực rỡ dưới kính hiển vi nhờ màu nhuộm huỳnh quang.

Chim oanh "lẻ bóng" 4 năm vì bộ lông bạch tạng
Một con chim oanh bạch tạng buộc phải sống đơn độc nhiều năm do không có phần ức màu đỏ đặc trưng giúp chim đực nhận ra bạn tình tiềm năng.
