Kỳ lạ hình chạm khắc đầu người được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ

Các nhà khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một địa điểm thời tiền sử cách đây 11.000 năm đã được dùng để thực hiện một nghi lễ diễu hành trong nhà. Đó là một tòa nhà có chứa các cột trụ hình dương vật và hình khắc đầu người.

Karahantepe, địa điểm nằm ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía đông Şanlıurfa, có một loạt các tòa nhà xuất hiện từ rất lâu trước khi chữ viết được phát minh.

Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hình khắc đầu người, rắn và con cáo cũng như một số cột trụ có hình dạng thú vị tại một số tòa nhà ở khu vực này.

Kỳ lạ hình chạm khắc đầu người được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hình khắc đầu người và dương vật được tìm thấy trong khu khảo cổ 11.000 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra 11 cây cột gần cây cột có chạm khắc hình khắc đầu người. Các phát hiện này cho thấy khả năng nghệ thuật của loài người trong thời kỳ đồ đá mới đã được phát triển ở một mức độ nào đó.

Các cột trụ hình dương vật

Necmi Karul, giáo sư khảo cổ học thời tiền sử tại Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Türk Arkeoloji ve Etnografya Dergisi gần đây: “Tất cả các cột trụ đều được dựng lên và có hình dạng giống như một chiếc dương vật".

"Tòa nhà này được kết nối với ba tòa nhà khác để tạo thành một khu phức hợp. Người cổ đại có thể đã tổ chức một cuộc diễu hành nghi lễ qua khu phức hợp này", Karul cho biết.

Bằng chứng hiện tại cho thấy rằng, người cổ đại đã sử dụng khu phức hợp cho một quy trình nghi lễ phải diễu hành trước sự hiện diện của đầu người và các cột trụ hình dương vật.

Địa điểm này có niên đại tương tự như Gobekli Tepe, một địa điểm khảo cổ khác có các tòa nhà lớn và chạm khắc động vật và đầu người. Gobekli Tepe cũng nằm gần Şanlıurfa, và các nhà khảo cổ đang cố gắng xác định mối quan hệ giữa hai địa điểm này.

Mặc dù Karahantepe được phát hiện vào năm 1997, nhưng các cuộc khai quật phải đến năm 2019 mới được tiến hành.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cổ đại bảo quản thực phẩm như thế nào?

Người cổ đại bảo quản thực phẩm như thế nào?

Tủ lạnh là một phát minh của thời hiện đại và mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20.

Đăng ngày: 30/10/2021
Sinh vật khổng lồ khoa học chưa từng biết, xuất hiện khắp Nam bán cầu

Sinh vật khổng lồ khoa học chưa từng biết, xuất hiện khắp Nam bán cầu

Loài mới, được đặt tên là Mesoplodon eueu, xuất hiện ở khắp các vùng biển ôn đới ở Nam bán cầu, theo khảo sát từ các địa điểm ngoài khơi Nam Phi, Úc và New Zealand.

Đăng ngày: 30/10/2021
Vết máu lạ dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm

Vết máu lạ dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm

Chiếc mặt nạ cổ đại đặt trên hộp sọ sử dụng máu người, góp phần thể hiện mong ước tái sinh của chủ nhân ngôi mộ.

Đăng ngày: 30/10/2021
Phát hiện tổ khủng long có hơn 100 trứng và 80 bộ xương

Phát hiện tổ khủng long có hơn 100 trứng và 80 bộ xương

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy 100 quả trứng và 80 bộ xương của loài khủng long có tên Mussaurus tại một khu đất chúng từng sinh sống xa xưa trên cao nguyên Patagonia của Argentina.

Đăng ngày: 29/10/2021
Bí ẩn hàng trăm xác ướp nguyên vẹn 4.000 năm trên sa mạc Trung Quốc

Bí ẩn hàng trăm xác ướp nguyên vẹn 4.000 năm trên sa mạc Trung Quốc

Từ khi khai quật, nguồn gốc của hàng trăm xác ướp chôn cất trong thuyền ở sa mạc khắc nghiệt nhất tại vùng Tân Cương vẫn là bí ẩn làm đau đầu giới nghiên cứu.

Đăng ngày: 29/10/2021
Phát hiện “chấn động lịch sử” trong xác ướp 4.000 năm tuổi: Sử sách buộc phải viết lại!

Phát hiện “chấn động lịch sử” trong xác ướp 4.000 năm tuổi: Sử sách buộc phải viết lại!

Đây là một trong những xác ướp cổ nhất trong lịch sử. Có điều gì trong xác ướp nghìn năm này?

Đăng ngày: 27/10/2021
Thanh kiếm trong tay

Thanh kiếm trong tay "chiến binh Tần" thay đổi lịch sử thế giới thế nào?

Khám phá khảo cổ học này liên quan mật thiết đến Tần Thủy Hoàng trong lịch sử.

Đăng ngày: 27/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News