Kỳ lạ loài nhện đi săn theo bầy với hơn... 50.000 cá thể
Trái với tập tính thường thấy ở loài nhện, nhện Anelosimus eximius có xu hướng đi săn theo bầy hàng nghìn con, và phối hợp để tấn công nạn nhân cùng nhau.
Trong khi đa số loài nhện thích ở một mình cho đến cuối đời, thì nhện Anelosimus eximius - một giống loài được nhà nghiên cứu người Pháp Eugene Simon tìm thấy cách đây hơn một thế kỷ, lại có xu hướng "góp gạo thổi cơm chung" qua nhiều thế hệ.
"Nhện xã hội" Anelosimus eximius sống thành từng đàn có thể bao gồm hàng nghìn cá thể (Ảnh: Wikimedia Commons).
Theo đó, chúng là loài nhện duy nhất sống theo lối bầy đàn trên thế giới, lên tới hàng nghìn cá thể. Cá biệt có trường hợp, từng ghi nhận tới 50.000 con "nhện xã hội" Anelosimus eximius sống trong cùng một tấm mạng nhện rất dày, và dài vài mét.
Khi con mồi rơi vào lưới của chúng, nhện Anelosimus eximius phối hợp và tấn công nạn nhân cùng nhau. Điều này cho phép chúng hạ gục con mồi lớn hơn nhiều so với khả năng nếu chúng săn một mình.
Raphael Jeanson, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu về Nhận thức Động vật (CRCA) tại Đại học Toulouse ở Pháp, đồng thời là tác giả của một nghiên cứu mới về loài "nhện xã hội" cho biết: "Điều tuyệt vời là không hề có vai trò lãnh đạo nào trong số những con nhện này. Thay vào đó, toàn bộ đàn nhện điều phối cuộc tấn công của nó với mỗi cá thể nhận được cùng một thông tin".
Khi đàn nhện tấn công, nhện lao vào con mồi bằng cách đồng bộ hai giai đoạn di chuyển, gồm: áp sát nạn nhân đang vật lộn và đứng yên. Điều này cho phép những con nhện xác định thời gian tiếp cận của chúng, để tất cả cùng tấn công một lúc.
Loài nhện này cũng ưa chuộng lối sống ít thay đổi.
Lý giải cho điều này, Jeanson cho rằng đối với một con nhện, mỗi bước đi của nó đều tạo ra tiếng ồn. Do vậy, chúng phải dừng di chuyển trong giây lát để có thể "lắng nghe" con mồi, để đảm bảo rằng chúng vẫn đang đi đúng hướng.
Hiện, vẫn chưa rõ tại sao nhện Anelosimus eximius lại chọn lối sống theo bầy đàn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng do mỗi cá thể nhện Anelosimus eximius có kích thước rất nhỏ, với trung bình chỉ từ 1,8 - 7,5mm, nên chúng cần một sự gắn bó chặt chẽ để cùng nhau xây tổ, cùng nhau giăng tơ, làm lưới bắt mồi và cùng nhau chiến đấu chống lại những kẻ săn mồi nguy hiểm.
Tuy nhiên trong xã hội nhện Anelosimus eximius lại tồn tại trạng thái "âm thịnh dương suy" khá nghiêm trọng, khi chỉ có khoảng từ 5-22% là nhện đực.
Dù có sự thiếu hụt giới tính như vậy, nhưng nhện Anelosimus eximius vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí có một đời sống khá tiến triển do sự bình đẳng trong phân công làm việc. Theo đó, chúng cùng nhau làm việc để xây dựng, bảo trì, dọn dẹp và chăm sóc cho "tổ ấm" chung của đại gia đình.
Loài nhện này cũng ưa chuộng lối sống ít thay đổi. Một khi đã tìm được nơi ở thích hợp, nhện Anelosimus eximius sẽ định cư ở đó lâu dài, chứ không lang bạt tới nhiều vùng đất như những loài nhện khác. Đây được xem là một lối sống rất khoa học và bình đẳng, khiến cho nhiều loài sâu bọ, hay thậm chí nhiều loài động vật khác cũng phải ngưỡng mộ.

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
