Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông

Mặc dù có hình dáng xấu xí, nhưng vai trò của nó trong hệ sinh thái là rất quan trọng.

Sinh vật với ngoại hình kỳ dị

Echiura là một nhóm nhỏ động vật thủy sinh từng được coi là một ngành riêng biệt, nhưng nay được thống nhất phân loại là một lớp giun đốt đã mất đi sự phân đốt vốn có.

Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông
Sinh vật này phân bổ chủ yếu ở vùng biển Đại Tây Dương.

Echiura lần đầu tiên được mô tả trong tài liệu khoa học vào năm 1766, bởi một nhà khoa học người Phổ tên là Peter Simon Pallas. Kể từ đó tới nay, đã có ít nhất 236 loài Echiura được phát hiện bởi các nhà sinh vật học. Chúng phân bổ chủ yếu ở vùng biển Đại Tây Dương, trong lớp cát hoặc các lớp trầm tích mềm.

Loài Echiura có đặc trưng bởi cơ thể hình trụ dài, giống như một cây xúc xích, với một cái vòi hoặc lưỡi mở rộng ở phía trước đầu. Loài lớn nhất có tên khoa học Ikeda taenioides dài tới hơn 2 mét. Trong khi đó, loài nhỏ nhất có tên Lissomyema. chỉ dài vỏn vẹn 1 cm.

Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông
Những con Echiura thường đào hang hình chữ U để bẫy mồi.

Hầu hết chúng sống trong cát, bùn và đào hang theo hình chữ U. Một số ít loài Echiura sống giữa kẽ của các tảng đá. Cá biệt, có loài còn được tìm thấy ở đáy đại dương sâu 6.000 mét

Echiura không có mắt, mà cảm nhận môi trường hoàn toàn qua xúc giác có trên chiếc vòi của mình. Bên cạnh đó, chúng cũng không có hệ hô hấp riêng biệt, khi oxy chủ yếu được hấp thụ qua thành cơ thể ở cả thân và vòi của chúng.

Tuy nhiên, Echiura có ruột và hệ tiêu hóa. Chúng ăn thịt, thường là các sinh vật nhỏ như cua hoặc cá con bị mắc kẹt vào tổ của chúng.

Cách săn mồi của loài Echiura đó là đào các tổ hình chữ U. Sau khi thức ăn bị lùa vào bên trong theo dòng nước, chúng sẽ vươn những chiếc vòi dài của mình tới tóm lấy con mồi.

Cấu trúc sinh học cho phép chúng tự cắt đứt cơ thể khi bị tấn công, và tái tạo lại chỉ sau một vài tuần.

Vai trò với hệ sinh thái

Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông
Echiura cũng đóng vai trò là nguồn thức ăn nuôi sống một loạt các loài cá.

Echiura không chỉ nổi tiếng với ngoại hình thú vị, mà còn là một phần quan trọng của hệ sinh thái biển.

Chúng thường trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát sự sẵn có của các nguồn tài nguyên, chẳng hạn như thức ăn và nơi ở cho các loài sinh vật khác.

Echiura làm điều này chủ yếu bằng cách thay đổi các đặc điểm vật lý của môi trường sống. Điển hình như thói quen đào hang và kiếm ăn của chúng làm thông khí và lọc bỏ các chất cặn làm trong nước.

Ngoài ra, đây còn là môi trường cư trú lý tưởng của một số loài sinh vật cộng sinh khác như động vật giáp xác và động vật thân mềm hai mảnh.

Echiura cũng đóng vai trò là nguồn thức ăn nuôi sống một loạt các loài cá, bao gồm cả cá mập nước sâu hay các loài có cá ý nghĩa thương mại như cá chim Alaska.

Kỳ lạ loài sinh vật có ngoại hình giống bộ phận nhạy cảm của đàn ông
Rái cá biển đang ăn một con Echiura.

Ở Queensland, Echiura đang nuôi sống loài chim mỏ nhát viễn đông (eastern curlew) có trong danh sách sắp tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp.

Một số loài động vật có vú cũng ăn chúng, chẳng hạn như hải mã Thái Bình Dương ở biển Bering và rái cá biển.

Tại nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á, Echiura còn được sử dụng làm thực phẩm cho con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá da trơn khủng xâm chiếm Châu Âu, chúng to lớn tới mức có thể ăn thịt chim bồ câu và chó

Cá da trơn khủng xâm chiếm Châu Âu, chúng to lớn tới mức có thể ăn thịt chim bồ câu và chó

Chúng là một loài xâm lấn và là loài cá nước ngọt lớn nhất tại Châu Âu, loài cá da trơn này cực kỳ hung dữ, chúng gây ra mối đe dọa rất lớn đối với hệ sinh thái sông hồ ở nhiều quốc gia.

Đăng ngày: 30/08/2021
Giống lợn quý hiếm được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa

Giống lợn quý hiếm được coi là biểu tượng cho bản sắc văn hóa

Husum Red Pied là một giống lợn quý hiếm được biết tới với biệt danh lợn biểu tình Đan Mạch.

Đăng ngày: 30/08/2021
Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau

Vì chẳng còn gì để ăn, những con cóc mía bắt đầu nghĩ ra trò ăn thịt lẫn nhau

Đứng trước tình trạng khan hiếm thức ăn, những con cóc mía đã phải ăn thịt chính đồng loại của mình, và điều này cũng tạo ra một áp lực tiến hóa để phát triển đối với chúng.

Đăng ngày: 29/08/2021
Kinh hãi cảnh voi điên lao đến húc văng tê giác vì lý do bất ngờ

Kinh hãi cảnh voi điên lao đến húc văng tê giác vì lý do bất ngờ

Voi đực châu Phi có sức mạnh phi thường khi dễ dàng đánh bại con tê giác nặng cả tấn.

Đăng ngày: 29/08/2021
Trăn Miến Điện vỡ bụng vì nuốt chửng cả một con bò

Trăn Miến Điện vỡ bụng vì nuốt chửng cả một con bò

Trăn Miến Điện hoang dã phải trả giá bằng mạng sống khi tìm cách ăn thịt cả con bò nhưng không thể tiêu hóa con mồi.

Đăng ngày: 28/08/2021
Cá mập tự sinh con sau 10 năm chỉ sống cùng con cái

Cá mập tự sinh con sau 10 năm chỉ sống cùng con cái

Sau thời gian dài sống trong bể nuôi, cá mập Mustelus mustelus mẹ cho ra đời một con non khỏe mạnh và cũng là con cái.

Đăng ngày: 28/08/2021
Quân đội vào cuộc, giải mã bí ẩn một số lượng lớn động vật chết ở

Quân đội vào cuộc, giải mã bí ẩn một số lượng lớn động vật chết ở "Thung lũng chết"

Trong một thời gian dài, " Thung lũng chết" nằm trên bán đảo Kamchatka là nơi bị cấm bước vào của bất kỳ ai.

Đăng ngày: 27/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News