Kỳ lạ tập tục đục mũi, nhét đồng xu tự làm mình xấu để tránh bị bắt cóc

Ở Ấn Độ có một bộ tộc kỳ lạ đục hai lỗ ở cánh mũi rồi nhét đồng xu để đánh dấu sự trưởng thành đồng thời giúp họ trở nên "xấu xí", tránh bị bắt cóc.

  • Phong tục cưới hỏi "quái đản" của các bộ tộc châu Phi
  • Bộ lạc sống kiểu “ăn lông ở lỗ” ở Indonesia
  • Bộ tộc kỳ lạ nơi đàn ông mặc váy đi cướp vợ và thi sắc đẹp

Kỳ lạ bộ tộc đục mũi, nhét đồng xu tự làm mình xấu

Phụ nữ bộ tộc Apatani (Ấn Độ) thời xưa có tục nút mũi và xăm hình lên mặt để tự làm xấu bản thân nhằm tránh bị người từ bộ tộc khác cướp về làm vợ. Tập tục đeo nút mũi của phụ nữ bộ tộc Apatani có truyền thống từ lâu đời. Theo đó, phụ nữ sẽ đục hai lỗ ở cánh mũi rồi nhét đồng xu để đánh dấu sự trưởng thành đồng thời giúp họ trở nên "xấu xí" để không bị bắt cóc.

Kỳ lạ tập tục đục mũi, nhét đồng xu tự làm mình xấu để tránh bị bắt cóc
Tập tục đeo nút mũi của phụ nữ bộ tộc Apatani có truyền thống từ lâu đời

Thời xưa, phụ nữ Apatani là những người đẹp nhất trong số các bộ tộc lân cận. Các nhóm cướp hoặc đàn ông từ vùng khác thường đến đây để bắt cóc các cô gái về làm vợ. Những người bị bắt đi không bao giờ có cơ hội trở lại.

Kỳ lạ tập tục đục mũi, nhét đồng xu tự làm mình xấu để tránh bị bắt cóc
Truyền thống làm xấu khuôn mặt đã bị bãi bỏ từ những năm 1970

Để không bị bắt cóc, những người phụ nữ ở bộ tộc này đã nghĩ ra tục đục mũi lạ lùng. Từ đó, nét đặc trưng của phụ nữ Apatani chính những chiếc mũi bị đục và được vẽ những hình xăm màu đen lên mặt để tự làm xấu bản thân, từ đó khiến hình ảnh phái yếu của bộ tộc này trở nên kém hấp dẫn đối với cánh đàn ông.

Kỳ lạ tập tục đục mũi, nhét đồng xu tự làm mình xấu để tránh bị bắt cóc
Phụ nử ở bộ tộc này còn tự vẽ hình xăm lên mặt để làm xấu

Kể từ năm 1970, tập tục đeo nút mũi và xăm lên mặt của phụ nữ Apatani không còn được thực hiện nữa. Theo quan niệm của người Apatani, những chiếc nút mũi đặc biệt này ra đời là để bảo vệ phụ nữ trong bộ tộc. Với tập tục độc đáo này, một số lượng lớn khách du lịch đã ghé thăm nơi sinh sống của bộ tộc Apatani để tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ.

Kỳ lạ tập tục đục mũi, nhét đồng xu tự làm mình xấu để tránh bị bắt cóc
Người đẹp nhất làng sẽ đeo nút mũi to nhất

Phụ nữ bộ tộc Apatani làm nhiều công việc như cày cấy, trồng trọt, nuôi cá hay buôn bán... Người Apatani còn có tôn giáo riêng và gọi là Donyi-Polo. Các thành viên trong bộ tộc thường cầu nguyện trước Mặt trời (Donyi) và Mặt trăng (Polo).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News