Kỷ lục Guiness ghi nhận chim cánh cụt mang hàm Thiếu tướng

Ngày 6-10, đại diện tổ chức Sách kỷ lục Guiness cho biết, Tổng Biên tập Craig Glenday vừa tới Vườn thú Edinburgh, Scotland (Anh) để trao danh hiệu Kỷ lục thế giới cho Ngài Nils Olav III, ghi nhận đây là chú chim cánh cụt có chức vụ cao nhất thế giới.

Nils Olav III là một chú chim cánh cụt hoàng đế, 21 tuổi, sống tại Vườn thú Edinburgh, đã được thăng chức Thiếu tướng vào đầu năm nay. Không chỉ là biểu tượng của Vườn thú Edinburgh, Nils Olav còn là linh vật của Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy từ nhiều năm nay.

Kỷ lục Guiness ghi nhận chim cánh cụt mang hàm Thiếu tướng
Nils Olav III được ghi nhận là chú chim cánh cụt có chức vụ cao nhất thế giới.

Chú chim cánh cụt hoàng đế đầu tiên của vườn thú là món quà từ gia đình Christian Salvesen, người Na Uy vào năm 1913. Sau đó, vào năm 1961, khi Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy đến thăm Edinburgh để diễn tập, Thiếu tá Nils Egelien đã rất yêu mến đàn chim cánh cụt ở vườn thú nơi đây. Ông nói rằng, cuộc hành quân vương giả của những chú chim cánh cụt hoàng đế gợi nhớ đến những người lính của Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy.

Khi Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy quay trở lại Edinburgh vào năm 1972, Nils Egelien đã sắp xếp để nhận một trong những chú chim cánh cụt hoàng đế làm linh vật của riêng họ.

Nils Olav - tên ghép giữa hoàng đế Na Uy Olav V (1903-1991) và Thiếu tá Nils Egelien - đã được đặt cho chú chim cánh cụt đầu tiên trở thành linh vật của Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy.

Nils Olav đời thứ nhất được phong hàm binh nhất và được thăng chức mỗi lần đội cận vệ trở lại thăm sở thú. Sau khi Nils Olav I qua đời, vị trí danh dự này tiếp tục được truyền cho một chú chim cánh cụt dòng hoàng đế thế hệ tiếp theo.

Chú chim cánh cụt vừa được phong hàm Thiếu tướng là thế hệ Nils Olav đời thứ III. Trước đó, chú còn được tấn phong tước vị Hiệp sĩ, Nam tước Quần đảo Bouvet.

Con đường “quân điểu” của Ngài Nils Olav III được ghi lại như sau: 1982 - Hạ sĩ, 1987 - Thượng sĩ, 1993 - Thượng sĩ trung đoàn, 2001 - Thiếu tá trung đoàn danh dự, 2005 - Đại tá, 2008 - Hiệp sĩ, 2016 - Chuẩn tướng, 2023 - Thiếu tướng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc huy động gấp gần 3 triệu con gà để tiêu diệt loài côn trùng gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm

Trung Quốc huy động gấp gần 3 triệu con gà để tiêu diệt loài côn trùng gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm

Loài vật xâm lấn với quy mô hơn 200 con/m2, gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm. Điều này khiến Trung Quốc gấp rút huy động gần 3 triệu con gà. Đó là loài vật gì?

Đăng ngày: 07/10/2023
Gấu trúc có thể bị

Gấu trúc có thể bị "jet lag"?

Những con gấu trúc khổng lồ sống trong điều kiện nuôi nhốt có thể bị " chứng jet lag" nếu đồng hồ sinh học của chúng không phù hợp với môi trường.

Đăng ngày: 07/10/2023
Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử

Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử

Các bản ghi âm giọng nói của con người khiến động vật hoang dã ở Công viên quốc gia Greater Kruger (Nam Phi) sợ hãi hơn cả tiếng gầm của sư tử, thậm chí là tiếng súng.

Đăng ngày: 06/10/2023
Khám phá mới về xu hướng tình dục đồng tính ở các loài động vật có vú

Khám phá mới về xu hướng tình dục đồng tính ở các loài động vật có vú

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications, hoạt động tình dục đồng giới có thể giúp động vật có vú thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, thậm chí giúp giảm xung đột.

Đăng ngày: 06/10/2023
Phát hiện thú vị về nhím echidna đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Phát hiện thú vị về nhím echidna đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin đã ghi lại được âm thanh của loài thú lông nhím mỏ ngắn echidna khi chúng phát ra các âm thanh khác nhau.

Đăng ngày: 06/10/2023
Bí mật của tardigrade bất tử: Một sinh vật không sợ bất kỳ thử thách nào!

Bí mật của tardigrade bất tử: Một sinh vật không sợ bất kỳ thử thách nào!

Loại sinh vật nào có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất mà không hề sợ hãi? Câu trả lời nằm ở một trong những loài bọ nhỏ nhất thế giới, loài tardigrade bất tử.

Đăng ngày: 05/10/2023
Tê giác Sumatra cực hiếm sinh con ở Indonesia

Tê giác Sumatra cực hiếm sinh con ở Indonesia

Tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis), loài tê giác châu Á duy nhất có 2 sừng, vừa sinh con tại Indonesia.

Đăng ngày: 05/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News