Kỷ lục thế giới về vụ lở đất nhanh nhất trong lịch sử
Vào ngày 18 tháng 5 năm 1980, núi lửa St. Helens ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ đã phát nổ mạnh mẽ, gây ra một trận động đất lớn. Vụ nổ làm cho đỉnh núi lửa sụp đổ và tạo ra một vụ lở đất khổng lồ. Đáng chú ý, vụ lở đất này được xem là nhanh nhất trong lịch sử với tốc độ lên đến 402,3 km/h.
Vụ lở đất nhanh bằng 1/3 vận tốc âm thanh (1.234 km/h) chỉ là một phần nhỏ trong thảm họa từ đợt phun trào núi lửa St. Helens ở Washington vào mùa xuân năm 1980. Tính đến nay, đây vẫn là sự kiện núi lửa chết chóc và gây nhiều thiệt hại nhất trong lịch sử nước Mỹ, theo IFL Science.
Cột tro bụi bốc lên từ đỉnh núi lửa St. Helens năm 1980. (Ảnh: History).
Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), dấu hiệu về hoạt động ở núi St. Helens bắt đầu dưới dạng hàng loạt trận động đất nhỏ vào ngày 16/3/1980, dẫn tới đợt phun trào đầu tiên của ngọn núi trong hơn 100 năm vào ngày 27/3 cùng năm. Dòng hơi nước và tro làm vỡ chỏm băng ở đỉnh núi, tạo thành miệng hố rộng 75 m, nhưng vụ phun trào vẫn khá nhẹ so với những gì sắp tới. Các vụ phun trào nhỏ xảy ra trong vài tuần cho tới ngày 22/4, khi đợt hoạt động đầu tiên chấm dứt.
Tới tháng 5/1980, dấu hiệu có một chỗ phình phát triển ở sườn phía bắc ngọn núi ngày càng rõ. Chỗ phình đó là kết quả của magma trồi lên bên dưới mặt đất, tích tụ áp suất giống như quả bóng bay căng phồng. Thảm họa tồi tệ nhất xảy ra vào sáng ngày 18/5/1980 khi núi lửa St. Helens chấn động bởi trận động đất 5,1 độ. Ngay khi rung chấn xảy ra, đỉnh và chỗ phình của ngọn núi trượt xuống tạo thành trận lở đất lớn nhất từng được ghi nhận.
Trong khi lở đất diễn ra ở sườn phía bắc của St. Helens, buồng magma áp suất cao phụt lên như nút bần của chai rượu champagne, gây ra vụ nổ cực mạnh khiến bùn tro văng khắp khu vực rộng 600km2. Vụ phun trào phá hủy hoàn toàn cả khu vực chỉ trong 5 - 9 phút, giết chết mọi sinh vật sống trong phạm vi đó, nhà nghiên cứu Dan Miller ở USGS cho biết.
Giới chuyên gia ước tính vụ phun trào giải phóng 100 triệu tỷ joule năng lượng với Chỉ số phun trào núi lửa là 5, mức cao nhất trên đất liền ở Mỹ. Nhưng vào chiều tối ngày 18/5/1980, vụ phun trào bắt đầu chậm lại và ngừng hẳn vào ngày hôm sau.
Tổng cộng 57 người thiệt mạng trong thảm họa, chưa kể hàng nghìn động vật sinh sống ở khu vực xung quanh. Thiệt hại về tài sản là hơn 1 tỷ USD. Tro núi lửa lắng đọng được ghi nhận ở ít nhất 11 bang của Mỹ và 5 tỉnh của Canada. Các nhà khoa học cho biết núi lửa St. Helens nhiều khả năng phun trào lần nữa bởi những vụ phun trào tại đây thường diễn ra sau 100 – 300 năm.

Người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên đồng won của Hàn Quốc là ai?
Bà Shin Saimdang (1504-1551) nổi tiếng trong lịch sử Hàn Quốc với tư cách là nữ nghệ sĩ tiêu biểu của giai đoạn trung kỳ thời Joseon, vừa là một người mẹ với nhân cách tuyệt vời đã đào tạo nên một học giả thiên tài.

Có thứ gì ẩn sau những cánh cửa an toàn nhất thế giới?
Những cánh cửa này thường được làm rất dày, với những bộ khóa phức tạp và đôi khi chúng còn có thể chống lại được những vụ nổ đến từ bom hạt nhân.

Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực khan hiếm
Đây là một kim loại quý hiếm bậc nhất nhưng cực kì độc hại.

Giải Oscar 2023: Khi những kỷ lục bị xô đổ!
Chiến thắng vang dội của bộ phim có Dương Tử Quỳnh đảm nhận vai chính tại Oscar 2023 xác lập thêm nhiều cột mốc đáng nhớ trong lịch sử giải thưởng điện ảnh đã trải qua 95 lần tổ chức.

Phòng khách sạn được in 3D, xây chỉ mất vài ngày
Tổ hợp cắm trại cao cấp của El Cosmico tại Texas sắp được mở rộng với phòng ngủ, hồ bơi in 3D.

Máy ảnh chứa chất phóng xạ mất tích ở Houston
Giới chức bang Texas cho biết mặc dù có nhiều lớp bảo vệ chất phóng xạ và mức độ phóng xạ bên ngoài máy ảnh không nguy hiểm, chiếc máy ảnh vẫn cần được xử lý cẩn thận.
