Kỷ lục tính toán 100 nghìn tỷ chữ số của số Pi

MỹSử dụng dịch vụ điện toán đám mây, chuyên gia về quan hệ lập trình viên Emma Haruka Iwao tính được 100 nghìn tỷ chữ số của số Pi, theo thông báo hôm 8/6 của Google.

Kỷ lục tính toán 100 nghìn tỷ chữ số của số Pi
Số Pi không có giá trị chính xác. (Ảnh: iStock)

Hiện nay, Google đang làm việc với tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness để chính thức xác nhận kết quả tính toán của Iwao. Đây là lần thứ hai Iwao lập kỷ lục. Trước đó, cô đã tính ra 31,4 nghìn tỷ chữ số của số Pi vào năm 2019. Iwao chia sẻ số Pi là niềm say mê của cô từ thời thơ ấu. Số pi (ký hiệu π) hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó. Do số Pi không có giá trị chính xác, tính toán số Pi dài hơn từ lâu đã trở thành thách thức đối với các nhà toán học và khoa học vi tính nghiệp dư và chuyên nghiệp.

Iwao chia sẻ kỷ lục mới là kết quả từ khả năng ngày càng tăng của dịch vụ Compute Engine của Google, bao gồm bộ xử lý tốc độ cao hơn, lưu trữ dữ liệu nhanh hơn và khả năng đồng bộ phần cứng thực hiện tính toán.

Google không tiết lộ chi phí tính toán. Quá trình tính toán kéo dài 157 ngày, cần 128 bộ xử lý ảo và sử dụng 864 gigabyte bộ nhớ. Tổng cộng, chương trình đòi hỏi 82.000 terabyte dữ liệu, tương đương lưu trữ phim HD trong 2.598 năm. Iwao thực hiện tính toán bằng một chương trình miễn phí gọi là y-cruncher và làm việc người tạo ra chương trình là Alexander J. Yee để xác nhận kết quả đúng. Ngoài ra, Iwao còn sử dụng thuật toán có thể tạo ra các chữ số của số Pi mà không cần biết tất cả chữ số trước đó. Cô cũng so sánh những chữ số đầu tiên với kết quả tính toán của nhiều người khác.

Iwao hy vọng dự án sẽ khiến mọi người quan tâm tới khả năng của điện toán đám mây đối với tính toán khoa học. Do công nghệ liên tục cải tiến, cô không loại trừ khả năng có thể tìm ra con số dài hơn trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tia laser có thể rút ngắn thời gian xử lý chất thải hạt nhân từ

Tia laser có thể rút ngắn thời gian xử lý chất thải hạt nhân từ "1 triệu năm xuống còn 30 phút"

Cho dù người ta có nghĩ đến năng lượng hạt nhân với sức mạnh vượt trội như thế nào, thì điều không thể phủ nhận là việc tạo ra năng lượng hạt nhân đồng nghĩa xả ra hàng tấn chất thải phóng xạ.

Đăng ngày: 10/06/2022
Vịnh Mexico thoát khỏi sự tuyệt chủng hàng loạt như thế nào?

Vịnh Mexico thoát khỏi sự tuyệt chủng hàng loạt như thế nào?

Cách đây 56 triệu năm, một đợt ấm lên toàn cầu đã khiến các đại dương bị axit hóa và nhiều sinh vật biển bị xóa sổ.

Đăng ngày: 10/06/2022
Có thể bạn không biết: Bật nắp sâm panh cũng không khác gì phóng một quả tên lửa

Có thể bạn không biết: Bật nắp sâm panh cũng không khác gì phóng một quả tên lửa

Theo một bài báo được công bố trên tạp chí Vật lý chất lỏng, tiếng nổ của một nút chai sâm panh hóa ra lại có điểm chung với một bệ phóng tên lửa.

Đăng ngày: 10/06/2022
Sáng kiến tạo ra điện từ thang máy trong các tòa nhà cao tầng

Sáng kiến tạo ra điện từ thang máy trong các tòa nhà cao tầng

Hệ thống sẽ tận dụng thời gian không có người sử dụng của thang máy để tạo ra điện.

Đăng ngày: 10/06/2022
Các cấu trúc nano cổ đại được tìm thấy ở vùng núi của Nga đặt ra nghi vấn về trình độ phát triển của nhân loại

Các cấu trúc nano cổ đại được tìm thấy ở vùng núi của Nga đặt ra nghi vấn về trình độ phát triển của nhân loại

Một thứ tinh vi và phức tạp như công nghệ nano sẽ không thể được phát triển nếu không có cấu trúc của nguyên tử và kính hiển vi làm tiền đề.

Đăng ngày: 09/06/2022
Sự thật kỳ thú: Đại học Oxford tồn tại lâu đời hơn cả nền văn minh Aztec

Sự thật kỳ thú: Đại học Oxford tồn tại lâu đời hơn cả nền văn minh Aztec

Bạn có biết trường đại học Oxford có tuổi đời còn lâu hơn cả nền văn minh cổ đại bí ẩn Aztec hơn 200 năm?

Đăng ngày: 09/06/2022
Người Inca

Người Inca "chăm" nạn nhân hiến tế đặc biệt thế nào?

Giống nhiều nền văn minh cổ xưa, người Inca thực hiện các nghi lễ hiến tế con người. Những đứa trẻ được chọn làm vật tế thần có chế độ ăn uống đặc biệt.

Đăng ngày: 09/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News