"Kỳ quan thiên nhiên thứ 8": Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh

Tháng 6/1886, một loạt trận động đất làm rung chuyển khu vực Rotorua ở New Zealand. Ngọn núi lửa Tarawera từ đó cũng "cựa mình" phun trào mãnh liệt. Đây được xem là vụ phun trào núi lửa lớn nhất New Zealand.

Động đất, núi lửa xảy ra dồn dập tạo ra thảm họa trên diện rộng. Các ngôi làng bị phá hủy, hơn 100 người thiệt mạng, những bậc thang màu hồng trắng nổi tiếng của hòn đảo biến mất dưới làn nước hồ Rotomahana.

Kỳ quan thiên nhiên thứ 8: Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh
Tranh vẽ vụ phun trào núi lửa năm đó.

Tiếp theo đó là sự hình thành thung lũng mang tên Waimangu Volcanic Rift (Thung lũng khe nứt núi lửa Waimangu). Ở đó, có một hồ nước mà vừa nghe đến tên đã thấy... nóng ran. Người ta gọi nó là Frying Pan hay hồ "Chảo chiên".

Nhưng Frying Pan của năm đó chưa phải là Frying Pan hiện tại. Năm 1917, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ khác nổ ra, tác động đến địa hình xung quanh hồ giúp nó đạt đến kích thước và hình dáng như bây giờ.

Hồ nước nóng lớn nhất thế giới

Frying Pan được xem là một trong những hồ nước nóng lớn nhất thế giới, tính đến thời điểm hiện tại.

Sở dĩ hồ nước nóng này có cái tên như vậy là vì nhiệt độ của nước tại đây quanh năm luôn giữ ở mức 50 - 60 độ C.

Kỳ quan thiên nhiên thứ 8: Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh

Kỳ quan thiên nhiên thứ 8: Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh

Kỳ quan thiên nhiên thứ 8: Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh

Kỳ quan thiên nhiên thứ 8: Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh
Nhiệt độ của nước tại đây quanh năm luôn giữ ở mức 50 - 60 độ C.

Frying Pan có diện tích 38.000m2. Những chỗ nước nông có nhiệt độ trung bình 110-130 độ F (43 đến 54 độ C). Hầu hết các khu vực đáy hồ chỉ sâu khoảng 5,4 m. Tuy nhiên, tại các lỗ thông hơi, độ sâu có thể tới 18 m.

Một số nguồn thông tin cho rằng Frying Pan là hồ nước nóng lớn nhất thế giới, trong khi vài ý kiến khác lại nói hồ Boiling ở Dominica hoặc hoặc Grand Prismatic Spring ở Công viên Quốc gia Yellowstone mới là những cái tên xứng ngôi "quán quân".

Vì sao lại bốc khói nghi ngút quanh năm?

Nếu chỉ nhìn qua các bức ảnh, nhiều người sẽ nghĩ đám khói trắng lơ lửng trên mặt hồ là sương mù - hình thành do không khí lạnh kết hợp với nước có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, lớp khói dày đặc này là hơi nước trong hồ bốc lên. Trong đó có chứa carbon dioxide và hydro sunfua.

Frying Pan là "nhà" của rất nhiều loài sinh vật, hầu hết thuộc nhóm ưa nhiệt. Chúng có khả năng phát triển và sống sót ở nhiệt độ cao.

Nước trong hồ Frying Pan có nhiệt độ lên đến 50 - 60 độ C, mức mà cơ thể người không thể chịu được, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể chinh phục.

Những năm 1970, Ron Keam, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Auckland (New Zealand), đã thực hiện cuộc khảo sát toàn diện hồ Frying Pan. Ông ngồi trên một chiếc thuyền gỗ được thiết kế đặc biệt có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và hóa chất trong hồ. Nó được gọi với cái tên là thuyền Maji Moto.

Cộng cả may mắn và yếu tố khoa học, ông Ron đã chinh phục được hồ Frying Pan mà không bị nó nuốt chửng rồi "nấu chín".

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Đại dương ngầm" dưới sa mạc với lượng nước bằng 8 con sông Trường Giang Trung Quốc

Tân Cương nằm ở phía tây bắc, Trung Quốc, có diện tích lớn nhất trong khu vực hành chính (khu vực hành chính được xây dựng theo nhu cầu của một số tỉnh, bao gồm cả huyện và thành phố ở Trung Quốc).

Đăng ngày: 18/05/2022
Lạ lùng tuyết chuyển màu dưa hấu và ngọt như đường khi vào hè

Lạ lùng tuyết chuyển màu dưa hấu và ngọt như đường khi vào hè

Vào mùa hè, một số vùng băng tuyết phủ một màu đỏ từ nhạt đến sậm, tạo nên cảnh tượng lạ mắt được gọi là 'tuyết dưa hấu'.

Đăng ngày: 17/05/2022
Ít nhất 2000 người nhập viện vì bão cát ở Iraq

Ít nhất 2000 người nhập viện vì bão cát ở Iraq

Ngày 16-5, Iraq tiếp tục hứng bão cát khiến ít nhất 2.000 người nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp. Các sân bay, trường học và cơ quan chính phủ trên khắp cả nước phải đóng cửa.

Đăng ngày: 17/05/2022
Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ, chim đang bay cũng phải rơi xuống đất

Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ, chim đang bay cũng phải rơi xuống đất

Ở bang phía tây Gujarat, nhiệt độ dao động trên 40 độ C trong nhiều tuần nay và có thể chạm mức 46 độ C, những người cứu hộ nơi đây bắt gặp những con chim từ trên trời rơi xuống mỗi ngày.

Đăng ngày: 16/05/2022
Phát hiện hang động chứa đựng một khu rừng nguyên sinh

Phát hiện hang động chứa đựng một khu rừng nguyên sinh

Hang động mới được phát hiện tại Trung Quốc, thể tích lên đến 5 triệu mét khối, được coi là ốc đảo thiên đường.

Đăng ngày: 16/05/2022
Trái đất có thể vượt qua mốc 1,5 độ C vào năm 2026, các chuyên gia lo ngại

Trái đất có thể vượt qua mốc 1,5 độ C vào năm 2026, các chuyên gia lo ngại "kịch bản" khác

Đây là cảnh báo được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra đối với nguy cơ mà Trái Đất phải đối mặt với " thảm kịch" biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 13/05/2022
Tác nhân chính gây ra các đợt nắng nóng cực đoan trên toàn cầu

Tác nhân chính gây ra các đợt nắng nóng cực đoan trên toàn cầu

Đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã thải ra khí quyển một lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đủ để dẫn đến việc gia tăng tần suất và cường độ của các trận lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão.

Đăng ngày: 13/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News