Phát hiện cách chữa đột quỵ bị lãng quên hàng thập kỷ

Các chuyên gia tại Đại học Washington phát hiện một cách điều trị đột quỵ hiệu quả nhưng bị lãng quên hàng thập kỷ nhờ vào các dấu hiệu di truyền của bệnh nhân.

Phân tích hơn 5.000 bộ gene của bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhóm nghiên cứu tìm thấy hai dấu hiệu di truyền có thể quyết định tình trạng bệnh nhân trong 24 giờ sau đột quỵ. Hai gene nổi bật là ADAM32 và GluR1. Cả hai gene đều liên quan đến hoạt động của một chất dẫn truyền thần kinh gọi là glutamate.

Glutamate là axit amin tự do phổ biến nhất trong não không liên kết với protein. Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát hiện glutamate có khả năng làm tăng cơ hội kích hoạt tế bào thần kinh, được gọi là hiệu ứng hưng phấn.

Quá nhiều glutamate có thể "kích thích" các tế bào chết, gây tình trạng "nhiễm độc kích thích", từ đó dẫn đến đột quỵ. Những thí nghiệm lâm sàng thất bại cách đây nhiều thập kỷ khiến các nhà khoa học từ bỏ ý tưởng này.

"Giới chuyên gia từ lâu thắc mắc liệu độc tố kích thích có thực sự quan trọng trong việc phục hồi đột quỵ ở người hay không", Jin-Moo Lee, trưởng khoa thần kinh Đại học Washington, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Phát hiện cách chữa đột quỵ bị lãng quên hàng thập kỷ
Các chuyên gia phát hiện hai gene ADAM32 và GluR1 có liên quan đến hiện tượng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. (Ảnh: Raw Pixel)

Việc ngăn chặn chất độc tố kích thích có thể chữa khỏi đột quỵ ở chuột. Tuy nhiên, mọi thử nghiệm thuốc ức chế glutamate ở người đều thất bại. Phát hiện mới về hai gene di truyền ở các bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến việc điều trị độc tố thần kinh và phục hồi sau đột quỵ.

"Điều này rất đáng chú ý. Đây là bằng chứng di truyền đầu tiên cho thấy vấn đề độc tố kích thích xảy ra cả ở người chứ không chỉ ở chuột", Lee nói.

Các nhà nghiên cứu tin rằng công trình của họ cho thấy kiểm soát glutamate và độc tố thần kinh có thể là phương pháp tiềm năng ngăn ngừa đột quỵ.

Hiện các bác sĩ chủ yếu sử dụng thuốc chống đông máu để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Thuốc giúp khôi phục lượng máu đến não, giúp ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ chức năng não bộ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Virus cúm mùa là hậu duệ của

Virus cúm mùa là hậu duệ của "sát thủ" từng giết 100 triệu người?

Nghiên cứu mới cho rằng virus cúm mùa H1N1 hiện nay khả năng cao là hậu duệ trực tiếp của virus cúm Tây Ban Nha gây ra đại dịch năm 1918.

Đăng ngày: 18/05/2022
Lan truyền tin chai nước nhựa để trong tủ lạnh sinh chất độc gây ung thư: Sự thật là gì?

Lan truyền tin chai nước nhựa để trong tủ lạnh sinh chất độc gây ung thư: Sự thật là gì?

Thông tin đựng nước trong chai nhựa để trong tủ lạnh sẽ làm nhựa " đổ mồ hôi" dioxin gây nhiễm độc nước khiến nhiều người lo ngại. Chuyên gia khẳng định thông tin này không đúng.

Đăng ngày: 16/05/2022
Đã có bằng chứng về tế bào bí ẩn ở hệ miễn dịch người

Đã có bằng chứng về tế bào bí ẩn ở hệ miễn dịch người

Trong khi làm việc để lập bản đồ mọi tế bào trong cơ thể con người, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại tế bào miễn dịch khó nắm bắt lần đầu tiên xuất hiện trong bụng mẹ.

Đăng ngày: 16/05/2022
Uống cà phê hàng ngày có thể giúp phòng bệnh gút

Uống cà phê hàng ngày có thể giúp phòng bệnh gút

Theo phân tích, trong cà phê có chứa nhiều chất chống oxy hóa là những hợp chất có chức năng làm chậm quá trình lão hóa, cũng như bảo vệ cơ thể trước các bệnh mãn tính.

Đăng ngày: 16/05/2022
Nhà khoa học Việt tìm ra cách trị vết thương từ vảy cá nước ngọt

Nhà khoa học Việt tìm ra cách trị vết thương từ vảy cá nước ngọt

Bằng cách sử dụng vảy của các loài cá chép nước ngọt có nguồn gốc từ Việt Nam, TS. Nguyễn Thúy Chinh đã nghiên cứu thành công cách tách chiết collagen " sạch", được thử nghiệm thành công để trị thương.

Đăng ngày: 16/05/2022
Công dụng tuyệt vời của loài quả dại mọc khắp Việt Nam

Công dụng tuyệt vời của loài quả dại mọc khắp Việt Nam

Me rừng không chỉ có tác dụng chữa tiểu đường, thúc đẩy tiêu hóa và chữa cao huyết áp mà còn được sử dụng như một phương thuốc để hạ sốt, hỗ trợ điều trị rối loạn gan, khó tiêu...

Đăng ngày: 14/05/2022
5 giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn

5 giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn

Những manh mối ban đầu giúp các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết đáng chú ý về nguyên nhân gây ra làn sóng viêm gan bí ẩn, dù thủ phạm thật sự vẫn là ẩn số.

Đăng ngày: 13/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News