Người Ai Cập cổ cũng như chúng ta, nghỉ làm phải xin phép cấp trên, toàn lý do quen thuộc

Cân bằng cuộc sống - công việc không phải là vấn đề "độc quyền" của người hiện đại. Hóa ra, từ thời xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã phải vật lộn với vấn đề này hàng ngày. Hơn nữa, họ cũng bị "cấp trên" giám sát chặt chẽ.

Một phiến đá được lưu trữ ở bảo tàng Anh mới đây đã chứng minh điều này. Theo đó, tài liệu cổ được ghi lại vào năm 1250 trước Công nguyên và lưu trữ lịch nghỉ làm kèm lý do nghỉ của 40 nhân công.


Phiến đá lưu trữ lịch nghỉ làm của nhân công Ai Cập cổ.

Phiến đá vôi hơn 3200 năm tuổi được viết bằng chữ Ai Cập cổ thời Tân Vương quốc với mực đỏ và đen. Nội dung ghi chép từng ngày rõ ràng, ví dụ như "tháng thứ 4 của mùa đông, ngày 24".

Trong ngày đó, một nhân công tên Pennub đã xin nghỉ làm vì mẹ anh ta bị ốm. Một người khác cũng xin ở nhà vì bản thân thấy không khỏe. Người tên Huynefer thường xuyên bị "đau mắt", trong khi đồng nghiệp Seba thì bị bọ cạp cắn. Một số lý do phổ biến khác bao gồm cả ướp xác cho người thân qua đời.

Thú vị hơn, có vài lý do xin nghỉ nghe rất kỳ quặc với người hiện đại, nhưng lại vô cùng thông dụng với người lao động thời đó. Chẳng hạn, nấu bia là một lý do phổ biến. Vào thời Ai Cập cổ đại, bia là một thức uống tinh thần quan trọng, có ý nghĩa được gắn với các vị thần, vì vậy nấu bia là một hành động rất được tôn trọng.

Cũng không thiếu những nguyên do "nghe vô lý nhưng lại khá thuyết phục". Có người xin nghỉ ở nhà vì "vợ hoặc con gái bị chảy máu".

Nhà khảo cổ học tính toán, đây có lẽ là cách nói khác của kỳ kinh nguyệt. Người ta tin rằng vào những thời điểm này, đàn ông cần phải ở nhà để phụ giúp việc nội trợ. Mặc dù đây khó có thể là một lý do chính đáng vào thời hiện đại, chúng ta có thể đoán rằng người Ai Cập cổ cũng không kém sáng tạo và "chiêu trò" đâu.

Theo nhiều tài liệu vào thời kỳ này, nguyên nhân nghỉ việc phổ biến nhất là vì vấn đề sức khỏe, vốn chiếm khoảng 30% tổng số lần vắng mặt tại công trường. Tuy nhiên, chính quyền Ai Cập cổ dường như rất chú trọng đến quyền lợi của người lao động, khi họ có hẳn một chế độ chăm sóc sức khỏe khá phát triển.


Tranh minh họa một y sĩ Ai Cập cổ đang chăm sóc bệnh nhân.

Theo đó, người lao động bị ốm vẫn được trả lương đều đặn, kể cả khi vắng mặt nhiều ngày. Hơn nữa, mỗi công trình đều có y sĩ và trợ lý để chăm sóc sức khỏe cho đồng nghiệp.

Những "nhân viên y tế" này được trả thêm khẩu phần. Người ta cũng tin rằng việc chăm sóc sức khỏe cho nhân công không phải là một hành động nghĩa hiệp đơn thuần của chính quyền Ai Cập cổ, mà có một hệ thống được tính toán và hoạt động bài bản hẳn hoi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News