Kỳ thú những "chiêu trò" được thực vật sử dụng trong quá trình sinh sản

Để có thể tăng cao tối đa xác suất thụ phấn thành công, từ đó củng cố khả năng sinh tồn và phát triển của giống loài, rất nhiều giải pháp sinh sản đặc biệt đã được hình thành trong thế giới thực vật, thông qua quá trình tiến hóa!


Lan Ong là một trong những loài cây điển hình nhất cho sự tiến hóa đặc biệt của thực vật phục vụ cho mục đích sinh sản. Theo đó, những bông hoa Lan Ong đã khéo léo bắt chước hình dạng, mùi hương của ong cái để dụ dỗ những chú ong đực tiếp cận mình, nhờ vậy những hạt phấn bám dính của lan Ong có thể bám vào người côn trùng để phát tán.


Trên thực tế, không chỉ có bướm và ong mới giúp cây thụ phấn, một loài côn trùng khác cũng có thể thực hiện tốt công việc này chính là ruồi. Đương nhiên, để dụ dỗ loài động vật này, các bông hoa sẽ phải sử dụng “chiêu trò” khác hoàn toàn so với ong hay bướm. Trong trường hợp của hoa xác thối, mùi hôi cùng màu sắc cánh hoa đỏ ủng giống hệt như thịt thối rữa chính là cách để chúng hấp dẫn những loài côn trùng ưa xác thối như ruồi hay bọ cánh cứng đến với mình.


Ở nhiều loài cây thụ phấn nhờ vào ong, phần bao phấn sẽ có cấu tạo và cơ chế hoạt động hết sức đặc biệt để tối ưu quá trình duy trì nòi giống. Cụ thể, những bao phấn này chỉ giải phóng hạt phấn khi tiếp nhận độ rung giống với tiếng đập cánh vo ve của loài ong. Thậm chí, có loài còn chỉ chấp nhận 1 tần tần số riêng, từ đó giúp chúng chọn đúng kích cỡ của chú ong để “gửi gắm” những giao tử quý giá của mình.


Bạn có từng thắc mắc rằng, ở những loài cây ăn thịt, làm sao để chúng có thể phân biệt đâu là con mồi, đâu là côn trùng sẽ giúp chúng thụ phấn? Tất cả câu trả lời nằm ở cách bố trí các bộ phận rất thông minh của những loài cây này. Lấy ví dụ ở trường hợp cây bẫy ruồi, bông hoa của chúng sẽ được gắn trên một cuống dài để giữ chúng cách xa những chiếc bẫy ăn côn trùng. Nhờ vậy, những loài thực sự muốn thụ phấn sẽ giảm thiểu được tối đa rủi ro trở thành thức ăn cho loài cây này. Đối với cây nắp ấm, những chiếc ấm sẽ được đặt ở dưới thấp, để nhắm đến những loài côn trùng bò, trườn. Trong khi đó, phía trên không sẽ được giải phóng để đảm bảo an toàn cho những loài có cánh bay đến thụ phấn.


Nghe có vẻ khó tin nhưng quả thực tồn tại một vài loài thực vật gửi gắm hạt phấn bằng cách…”xì hơi”. Hoa của một số loài cây thuộc chi Axinaea – chủ yếu thụ phấn nhờ chim – sở hữu một cơ quan mọng nước trông như trái cây để thu hút những chú chim nhỏ. Điều đặc biệt là “quả giả” này cũng chính là nơi chúng cất giữ những hạt phấn. Khi một chú chim bị lừa và đến mổ vào cơ quan này, những hạt phấn sẽ được phun ra, bám đầy lên cơ thể con vật và theo nó đến những cây khác để thụ phấn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất

Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News