Kỹ thuật kích thích não sâu đã chữa được bệnh Parkinson, sắp tới có thể là Alzheimer và trầm cảm nữa
Vẫn sử dụng phương thức kích thích não bằng cách gắn những cực điện vào một phần nhất định của não bộ, hai căn bệnh là Alzheimer và trầm cảm cũng có thể sẽ không còn.
Kỹ thuật kích thích não sâu, phương thức để chữa trị căn bệnh Parkinson bằng cách đặt những sợi dây gắn cực điện vào não của bệnh nhân – và sẽ sớm có thể phục vụ cho những căn bệnh liên quan tới rối loạn thần kinh.
"Chúng tôi thường tìm đến phương pháp kích thích não sâu cho những bệnh nhân Parkinson tiếp tục gặp phải khó khăn với các triệu chứng vận động mặc dù đã được sử dụng những loại thuốc tốt nhất," Bác sỹ Andres Lozano, một bác sỹ giải phẫu thầnh kinh của trường đại học University và từng là người thuyết trình của chương trình TED nổi tiếng, chia sẻ với tờ Digital Trends. "Ca mổ sẽ diễn ra trong vòng 4 giờ và phải cài những cực điện vào não bệnh nhân và máy điều hòa nhịp tim vào lồng ngực để truyền tải sự kích thích điện tới những vùng rất nhỏ của não bộ."
Kích thích những nơ-ron của não đã cho thấy những kết quả khả quan khi chữa bệnh Parkinson. "Kỹ thuật chữ trị bệnh này đã được chứng minh là có hiệu quả và đã được thực hiện thành công cho 150.000 bệnh nhân Parkinson trên toàn thế giới," Bác sỹ Lozano cho biết.
Benjamin, một bệnh nhân Parkinson thường đọc những bài báo về căn bệnh quái ác này, theo dõi cách chữa trị trong một bài viết của tờ Futurism: "Thật đáng kinh ngạc khi được tận mắt chứng kiến kỹ thuật này được thực hiện ... Chỉ cần bật một công tắc, từ một bệnh nhân người run rẩy, không kiểm soát được các bộ phận cơ thể và thậm chí là chẳng đi lại được, bỗng nhiên trở nên bình thường, thư giãn, và gần như tự điều khiển được chân tay mình."
Bác sỹ Lozano chia sẻ với tờ Digital Trends rằng giờ đây công việc của ông là tập trung nghiên cứu để áp dụng, mở rộng phương thức kích thích não sâu sang chữa những căn bệnh liên quan tới rối loạn thần kinh khác.
"Lĩnh vực công tác chính của tôi giờ là dùng kỹ thuật này để chữa bệnh trầm cảm và Alzheimer," ông nói. "Vẫn là công nghệ đó, tuy nhiên những cực điện được đặt ở các vị trí khác của não bộ. Đối với bệnh Parkinson, chúng tôi kích thích vùng chuyển động của não bộ, Alzheimer là vùng trí nhớ, và trầm cảm là vùng tâm trạng."
Hai phương thức chữa bệnh sau hiện đang được thử nghiệm tại các phòng khám.
Mặc dù chữa trị không phải là khỏi hoàn toàn, tuy nhiên hãy nghĩ tới một ngày ngành y học không những có thể điều khiển được những căn bệnh gây suy yếu như Parkinson hay Alzheimer, mà còn biến nó thành những quy trình chữa bệnh cơ bản mà ai cũng thực hiện được. Tất cả là nhờ có những người tiên phong trong lĩnh vực này như bác sỹ Andres Lozano.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết
Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.
