Kỹ thuật chìm vào giấc ngủ trong 10 giây của quân đội Mỹ

Phương pháp thư giãn gương mặt, chân tay, thả lỏng vai, hít thở sâu, nghĩ đến mặt hồ tĩnh lặng, có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ chỉ trong 10 giây.

Kỹ thuật ngủ kiểu quân sự, được những người lính trong quân đội Mỹ sử dụng để thiếp đi nhanh chóng trong những tình huống khó khăn. Nó xuất hiện lần đầu trong cuốn sách Relax and Win: Championship Performance của tác giả Lloyd Bud Winte, xuất bản năm 1981. Tỷ lệ thành công là 96%, chỉ sau 6 tuần luyện tập.

Phương pháp gồm các thủ thuật như giãn cơ, thở và hình dung, tiến sĩ Jess Andrade, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia nắn xương ở Boston, cho biết.

Đầu tiên, người tập cần thư giãn toàn bộ khuôn mặt, từ trán, dần xuống má, miệng, hàm, lưỡi và mắt.

Sau đó, bạn thả lỏng hai vai và tay, để chúng buông tự nhiên theo hướng của trọng lực. Vị trí thả lỏng từ cổ, cánh tay, di chuyển dần đến bắp tay, cẳng tay và bàn tay bên phải, sau đó chuyển dần sang phía bên trái. Trong lúc đó, người tập tiếp tục duy trì thở sâu, chậm, thả lỏng ngực.

Tiếp theo, bạn thư giãn đôi chân, bắt đầu với đùi phải, để bản thân "chìm xuống" giường hoặc ghế và lặp lại với phần chân phải.

Người tập cũng cần giải tỏa tâm trí. Nếu gặp khó khăn, tiến sĩ Andrade khuyến nghị nghĩ đến một hình ảnh cố định, nhẹ nhàng trong đầu, chẳng hạn chiếc xuồng trên mặt hồ tĩnh lặng, yên bình.

Lần đầu tiên tập luyện ngủ kiểu quân sự, mọi người có thể mất khoảng 2 đến 5 phút để chìm vào giấc ngủ. Sau một thời gian, giấc ngủ sẽ kéo đến trong vòng 10 giây, khi bạn đã thành thục kỹ thuật.

Kỹ thuật chìm vào giấc ngủ trong 10 giây của quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ ngủ tại Fort Hood, Texas. (Ảnh: AP)

Tiến sĩ Lindsay Browning, chuyên gia giấc ngủ, tác giả cuốn sách Navigating Sleeplessness (Điều hướng chứng mất ngủ), cho biết biện pháp này rất hiệu quả, bởi nó giúp tâm trí tập trung vào hiện tại thay vì có những suy nghĩ bất an, từ đó thư giãn các cơ trên cơ thể theo trình tự. Đây cũng là bản chất của phương pháp ngủ kiểu quân sự, bởi cơ thể càng thư giãn, người tập càng ít cảm thấy căng thẳng và lo lắng hơn.

"Phương pháp ngủ kiểu quân sự rất giống với kỹ thuật thư giãn cơ tiến bộ mà tôi thường dạy cho những bệnh nhân mất ngủ của mình. Thông thường, mọi người không ngủ được vì tâm trí quá bận rộn, hoặc có những căng thẳng về thể chất", bà nói.

Browning cũng đề cập đến những kỹ thuật thư giãn khác giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ, chẳng hạn phương pháp "thở chậm, sâu và thực hiện các phép tính nhẩm hoặc đếm ngược từ 1.000".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ý nghĩa thực sự của chế độ máy bay trên điện thoại

Ý nghĩa thực sự của chế độ máy bay trên điện thoại

Phần lớn hành khách đều nghĩ rằng việc sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy bay, nhưng đó không phải là lý do.

Đăng ngày: 11/04/2023
Khoa học hé lộ trải nghiệm cận tử của con người

Khoa học hé lộ trải nghiệm cận tử của con người

Mất máu đột ngột đẩy Kevin Hill đến bờ vực cái chết, anh ấy đã tiết lộ trải nghiệm cận tử (EMI) của chính bản thân, nó không phải ảo giác mà là một cái gì đó bất thường.

Đăng ngày: 11/04/2023
Thiếu điện nước, Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên sa mạc Taklimakan thế nào?

Thiếu điện nước, Trung Quốc xây cả nghìn km đường cao tốc xuyên sa mạc Taklimakan thế nào?

Xây dựng các tuyến đường cao tốc xuyên sa mạc là một trong những kỳ tích trong các ngành kỹ thuật của Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/04/2023
Bên dưới

Bên dưới "giếng địa ngục" dẫn đến tâm Trái đất

Kola là lỗ khoan sâu nhất thế giới, với độ sâu 12,262 mét (40,230 feet). Lỗ khoan này được khoan ở bán đảo Kola thuộc Nga bắt đầu từ năm 1970 và hoàn thành vào năm 1989.

Đăng ngày: 11/04/2023
Núi có thể mọc cao tới đâu trên Trái đất?

Núi có thể mọc cao tới đâu trên Trái đất?

Các nhà địa chất học ước tính một ngọn núi trên Trái Đất có thể mọc cao hơn đỉnh Everest tới 1,6km nếu nó hình thành từ quá trình núi lửa.

Đăng ngày: 10/04/2023
Lý do não người biến thành thủy tinh sau thảm họa núi lửa

Lý do não người biến thành thủy tinh sau thảm họa núi lửa

Vụ phun trào núi lửa xóa sổ thị trấn La Mã Pompeii tạo ra dòng khí gas nóng có nhiệt độ 550 độ C, đủ cao để biến não người thành thủy tinh.

Đăng ngày: 10/04/2023
Dự đoán kỷ lục về tuổi thọ con người bị phá vỡ

Dự đoán kỷ lục về tuổi thọ con người bị phá vỡ

Việc tuổi thọ của con người có giới hạn hay không đã là một chủ đề tranh luận trong nhiều thiên niên kỷ.

Đăng ngày: 08/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News