Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu
Tại Trung Quốc – quê hương của cây kỷ tử, loại kỷ tử màu đen là giống cây kinh tế quan trọng của nhiều vùng như Cam Túc, Thanh Hải, Tân Cương, Ninh Hạ.
Trước kia, những địa phương này vốn nổi tiếng có môi trường sống khắc nghiệt. Bên cạnh đó, do hạn chế về điều kiện địa lý, những nơi này rất khó xây dựng nông trường, thực vật gần như hiếm có cơ hội sinh trưởng tại đây. Cuộc sống của người dân địa phương vì vậy mà vô cùng nghèo khó.
Đây là 1 trong những loại trái cây hiếm hoi có thể ăn được ở sa mạc.
Kỷ tử đen có giá trị rất cao.
Mãi cho tới khi cây kỷ tử đen được phát hiện, những vùng đất khắc nghiệt này mới có cơ hội “hồi sinh”. Giống cây này thường sinh trưởng tại những vùng đất “chết”, dù đó là hoang mạc hiếm có mưa hay nơi không có người sinh sống.
Trong quá trình chăm sóc, cây kỷ tử đen không cần quá nhiều dưỡng chất. Cây sẽ tự động vươn dài rễ để tìm nguồn nước, vô hình trung bảo vệ đất màu khỏi tác động của mưa bão và gió lớn.
Đúng như tên gọi, quả của chúng có màu đen bóng và không được đẹp mắt như kỷ tử đỏ. Nhưng trong trường hợp bạn bị lạc trong sa mạc thì đây chính là loại quả “cứu đói” thần kỳ. Chúng cũng là 1 trong những loại trái cây hiếm hoi có thể ăn được ở sa mạc.
Tại Trung Quốc, quả kỷ tử đen có giá trị rất cao. Bên cạnh giá trị về mặt dinh dưỡng, chúng còn có tác dụng y dược. Do đó, giá kỷ tử đen cao hơn nhiều so với kỷ tử đỏ, 1 kg có thể lên đến 200 NDT, tương đương 709.000 đồng/kg.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
