Lạc đà tấn công thị trấn
Giới chức Australia vừa lên kế hoạch tiêu diệt khoảng 6.000 lạc đà hoang bằng máy bay trực thăng sau khi chúng tràn vào một thị trấn để tìm nước.
![]() |
Những con lạc đà vào nhà dân trong thị trấn Docker River để hứng nước rơi từ máy điều hòa nhiệt độ. Ảnh: AP. |
AP cho biết, hàng nghìn lạc đà khát nước đã tràn vào Docker River, một thị trấn có khoảng 350 dân ở phía bắc Australia trong nhiều tuần do tình trạng hạn hán.
“Khoảng 6.000 lạc đà hoang đang bao vây người dân tại thị trấn Docker River. Đây là một tình huống nghiêm trọng và bất thường nên chúng ta cần giải quyết nhanh chóng”, Rob Knight, quan chức cao cấp của Northern Teritory, Australia, phát biểu trong một cuộc họp báo tại thành phố Alice Springs hôm qua.
Loài lạc đà tấn công thị trấn Docker River được đưa tới Australia từ năm 1840. Knight nói rằng trong mấy tuần qua chúng xô đổ hàng rào, làm vỡ bể nước, xông vào nhà dân để hứng nước rơi từ máy điều hòa nhiệt độ. Thậm chí chúng còn hất đổ rào chắn đường băng của một sân bay nhỏ. Trong quá trình uống nước vài chục con đã chết vì giẫm đạp nhau. Xác của chúng gây ô nhiễm các nguồn nước.
Theo AP, Chính quyền Lãnh thổ bắc Australia sẽ sử dụng các máy bay trực thăng để dồn lạc đà ra tới một vùng đất hoang cách thị trấn khoảng 15 km. Sau đó các binh sĩ trên trực thăng sẽ xả súng vào những con vật. Người ta sẽ không dọn xác của lạc đà mà để chúng phân hủy tại chỗ. Giới chức sẽ chi 49.000 AUD (45.000 USD) cho việc giết lạc đà và sửa chữa cơ sở hạ tầng của thị trấn.
“Chúng tôi phải hành động gấp vì số lượng lạc đà trong thị trấn ngày càng tăng”, ông Knight nói.
Khoảng 6.000 lạc đà hoang tràn vào thị trấn. Ảnh: AP.
Những đàn lạc đà nhỏ lang thang trong các thị trấn hẻo lánh là hình ảnh quen thuộc tại Australia. Tuy nhiên, tình trạng hạn hán kéo dài và một đợt nắng nóng mới đây trên phần lớn lãnh thổ xứ chuột túi khiến các nguồn nước ở phía bắc cạn kiệt. Không thể tìm thấy nước trong thiên nhiên hoang dã, lạc đà buộc phải tràn vào các thị trấn.
AP cho biết, chính phủ Australia từng chi 19 triệu AUD cho một chương trình giết lạc đà hoang hồi tháng 8.
Nhiều người phản đối kế hoạch của chính quyền. Glenys Oogjes, giám đốc điều hành tổ chức bảo vệ động vật mang tên Animals Australia, cho rằng kế hoạch tàn sát lạc đà là hành động dã man.
“Người dân có thể dựng rào chắn hoặc chướng ngại vật để ngăn cản lạc đà. Thật kinh khủng khi con người đối phó với bản năng tự nhiên của động vật bằng cách bắn giết”, bà bình luận.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
