Lạm phát khiến lũ chim cánh cụt ở thủy cung Nhật Bản bất bình
Nhật Bản trong lịch sử luôn có tỷ lệ lạm phát rất thấp, nhưng ngày nay mọi thứ đã khác. Trong vài tháng qua, hầu như không tuần nào trôi qua mà không có nhà hàng, cửa hàng hoặc nhà sản xuất thông báo rằng họ phải tăng giá sản phẩm. Và điều đó giờ đây không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách của các gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả thói quen ăn uống của lũ chim cánh cụt.
Chim cánh cụt ở thủy cung này thích ăn cá thu ngựa, nhưng khi trộn các loại cá khác vào thì chúng không hài lòng.
Trong số những cư dân của Thủy cung Hakone-en của tỉnh Kanagawa có một nhóm chim cánh cụt. Chúng khá thích cá thu ngựa, hay còn gọi là “aji” trong tiếng Nhật. Thật không may, giá của cá aji đã tăng 30% và do lo ngại về ngân sách, thủy cung đã bắt đầu trộn saba, một loài cá thu khác thuộc họ Scombridae (aji là một phần của họ Carangidae) có giá mua thấp hơn vào khẩu phần ăn của đám chim cánh cụt.
Tuy nhiên, một số con chim cánh cụt không hài lòng với sự thay đổi này.
Như đã thấy trong video ở trên, một số con chim cánh cụt tỏ ra không quan tâm đến cá saba, thậm chí ngoảnh mặt đi một cách khinh thường khi người chăm sóc đưa cho chúng những con cá rẻ tiền hơn loại chúng thường ăn. Saba cũng đang là một lựa chọn ăn uống gây chia rẽ giữa đám rái cá, khi một vài con trong số chúng cũng sẽ quay mặt đi khi được mời ăn thử một miếng.
Nhưng điều đó không có nghĩa là cá saba là món ăn bị các loài phản đối trên toàn thế giới. Vì một số loài chim cánh cụt và rái cá vẫn sẵn sàng ăn nó. May mắn thay, ngay cả đối với những loài không thích ăn cá saba, phần lớn thức ăn của chúng vẫn được tạo thành từ cá aji mà chúng thích, và cá saba chiếm từ 30 đến 40% trong khẩu phần, theo chia sẻ từ quản lý của thủy cung.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.
