Đại bàng đầu trắng bắt ưng đuôi lửa về nuôi như con

Đại bàng đầu trắng mẹ bắt ưng đuôi lửa con nhưng không ăn thịt mà mang về tổ nuôi dưỡng cùng đại bàng con.


Video: GROWL

Đại bàng đầu trắng "nhận nuôi" ưng đuôi lửa con trên đảo Gabriola, British Columbia, Canada, hôm 4/6, theo Pam McCartney, tình nguyện viên về động vật hoang dã.

Ban đầu, bà cho rằng đại bàng coi ưng đuôi lửa con là thức ăn cho bữa tối. Nhưng thay vào đó, kẻ săn mồi lại thả chim non vào tổ của mình. Khoảnh khắc kỳ lạ được ghi lại và phát sóng trực tiếp bởi camera của GROWL, tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ giải cứu và bảo tồn động vật hoang dã trên đảo Gabriola.

"Đại bàng mẹ thả ưng đuôi lửa con xuống, và nó vẫn còn sống. Đại bàng con trong tổ thì trông như muốn hỏi 'Cái gì thế mẹ? Tại sao nó lại cử động?'", McCartney nói. Đại bàng mẹ, đại bàng con và ưng đuôi lửa con sau đó trở thành một gia đình kỳ lạ. Chim mẹ mớm đồ ăn và quan tâm đến cả hai con non như nhau.


Đại bàng đầu trắng mẹ mang ưng đuôi lửa con về tổ.

Đây không phải lần đầu tiên sự việc như vậy xảy ra ở British Columbia, theo nhà sinh vật học David Bird, giáo sư tại Đại học McGill. Một trường hợp tương tự từng xảy ra vào năm 2019.

"Chim non có thể đến từ một tổ ưng đuôi lửa mà đại bàng đầu trắng trưởng thành đã săn bắt. Sau đó, chim ưng nhỏ bật dậy và bắt đầu xin ăn ngay lập tức. Đó là thứ đã cứu mạng nó", Bird giải thích. Ông nhận xét đây là hành vi hiếm thấy. Ngoài ra, hệ thống camera của GROWL chỉ lắp đặt ở một số tổ chim, khiến buổi phát sóng trực tiếp càng trở nên đặc biệt.

Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus) là loài chim ăn thịt sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ. Ngoài tự nhiên, tuổi thọ trung bình của chúng là 28. Đại bàng đầu trắng trưởng thành thường có sải cánh 1,8-2,5 m, nặng từ 3-6,5 kg. Con mồi chính của chúng là cá. Tuy nhiên, chúng cũng tìm kiếm thức ăn khác như chim, động vật có vú, thậm chí xác thối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News