Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?

Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của nhiều người về tính chính xác của một trong những quy trình y tế phổ biến, đó là lấy máu hoặc truyền thuốc vào tĩnh mạch.

Làm sao để các bác sĩ có thể biết vị trí tĩnh mạch và kỹ thuật cắm kim tiêm như thế nào để chạm đúng mạch? Đây chắc chắn là câu hỏi của không ít người khi chứng kiến cảnh các bác sĩ hoặc y tá cắm ống tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân để lấy máu hoặc truyền thuốc vào cơ thể. Vậy làm sao họ có thể xác định được đầu kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch hay chưa?

Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?
Các bác sĩ, y tá hầu hết đã có kinh nghiệm trong việc xác định đúng vị trí tĩnh mạch.

Trước hết cần phải hiểu rằng, các bác sĩ, y tá hầu hết đã có kinh nghiệm trong việc xác định đúng vị trí tĩnh mạch và kỹ thuật tiêm nên mới có thể làm được như vậy. Nói cách khác, kỹ thuật tiêm đúng cách là một cách kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ người làm y tế nào.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm là phương pháp dùng để truyền thuốc qua da bằng ống tiêm. Ngoài ra, tiêm cũng là phương pháp hiệu quả nhất để rút máu khỏi cơ thể một cách an toàn. Điều khiển ống tiêm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng và phải thực hành rất nhiều lần mới có được kinh nghiệm tốt nhất.

Làm sao để bác sĩ, y tá biết vị trí tĩnh mạch để cắm kim tiêm?

Trước khi tiêm vào tĩnh mạch, các bác sĩ hoặc y tá thường vỗ nhẹ lên nơi có tĩnh mạch để nó nổi rõ hơn. Họ cũng nhẹ nhàng ấn vào vùng da phía trên tĩnh mạch để khiến nó nổi gần hơn trên bề mặt da.

Theo Scienceabc, thông thường các bác sĩ sẽ chọn tĩnh mạch nằm gần lằn khuỷu tay để tiêm. Bởi lẽ nơi đây có tĩnh mạch to, chắc chắn, tương đối gần với da và dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Đôi khi nếu ven không nổi lên, y tá có thể chuyển xuống mu bàn tay hoặc cổ tay để tiêm.

Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?
Thông thường các bác sĩ sẽ chọn tĩnh mạch nằm gần lằn khuỷu tay để tiêm.

Trong trường hợp khó xác định, người bệnh sẽ được khuyên vận động nhẹ cánh tay, đập nhẹ, bóp hoặc đặt một túi chườm ấm lên cánh tay để máu di chuyển nhiều hơn tới đây, qua đó giúp nổi ven rõ ràng hơn.

Khi đã chọn được vị trí lấy máu thích hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng một vật dụng gọi là garo có tác dụng bó phần bắp tay lại để giữ máu ở phần cánh tay nơi lấy máu. Thông thường các bác sĩ sẽ bó garo ở khoảng cách 5-10cm so với vị trí tiêm. Thao tác này khá quan trọng vì khi bị nén lại, tĩnh mạch sẽ nổi rõ hơn trên da.

Sau đó, người thực hiện sẽ dùng một miếng bông tẩm cồn 70 độ lau lên vị trí chuẩn bị tiêm để sát khuẩn. Tất cả các bước trên phần nào giúp các bác sĩ và y tá biết được chính xác vị trí cần đưa mũi tiêm vào.

Cách xác định đã tiêm đúng tĩnh mạch hay chưa?

Trên đây mới chỉ là những bước giúp các bác sĩ, y tá biết chính xác vị trí ven ở đâu. Nhưng làm sao để người tiêm có thể biết họ đã tiêm vào đúng tĩnh mạch hay tiêm chệch?

Trước khi bắt đầu, người tiêm sẽ cần thực hiện một số thao tác để đảm bảo an toàn. Đó chính là việc búng nhẹ vào bơm kim tiêm. Hành động này sẽ giúp đẩy toàn bộ không khí và các bong bóng khí ra khỏi bơm kim tiêm.

Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?
Trước khi bắt đầu, người tiêm sẽ cần thực hiện một số thao tác để đảm bảo an toàn.

Nếu bỏ qua thao tác này, người bệnh sẽ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như khó thở, tụt huyết áp, đau ngực… Nguyên nhân do kim tiêm để lọt các bong bóng khí vào trong mạch máu. Chúng sẽ làm tắc nghẽn đường di chuyển của máu và gây hại cho hệ tuần hoàn.

Vì vậy khi y tá bắt đầu đưa kim vào tĩnh mạch, trước tiên họ sẽ phải rút pít-tông lên trước khi thực sự đẩy vào. Hành động này để xác nhận xem họ đã tiêm vào đúng tĩnh mạch hay chưa. Nếu kim tiêm vào đúng tĩnh mạch, máu sẽ tràn vào trong ống tiêm ngay lập tức sau khi kéo pit-tông.

Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng nước muối để kiểm tra xem đã tiêm đúng tĩnh mạch chưa. Nếu tiêm đúng tĩnh mạch, nước muối có thể đi qua da vào máu dễ dàng mà không gặp vấn đề gì. Nhưng nếu không tiêm trúng tĩnh mạch, da bạn sẽ nổi lên các bong bóng nhỏ.

Một số lưu ý khi tiêm thuốc hoặc lấy máu tại tĩnh mạch

Thông thường các bác sĩ, y tá được hướng dẫn phải đưa mũi kim xuyên thật nhanh qua da theo hướng hơi chếch, sau đó từ từ tiến đến vị trí tĩnh mạch. Nhưng cũng cần lưu ý không đưa kim quá nhanh vì có thể đâm xuyên qua luôn cả mạch rất nguy hiểm.

Nếu cảm nhận kim đã vào mạch, hãy cố gắng rút máu hoặc truyền thuốc thật chậm và đều tay. Cũng cần lưu ý phải giữ kim tiêm thật chắc vì nếu không cẩn thận kim tiêm có thể lệch khỏi mạch máu.

Làm sao bác sĩ, y tá có thể chắc chắn kim tiêm đã đi vào đúng tĩnh mạch bệnh nhân?
Kết thúc quá trình lấy máu, y tá hoặc bác sĩ thường chèn bông có tẩm cồn ngay vào vị trí rút ống tiêm.

Kết thúc quá trình lấy máu, y tá hoặc bác sĩ thường chèn bông có tẩm cồn ngay vào vị trí rút ống tiêm. Thao tác này sẽ giúp ngăn máu chảy ra ngoài và sát khuẩn vết tiêm. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý không được gấp tay lại hoặc day bông vì có thể làm vỡ mạch máu vừa tác động.

Trong mọi thao tác lấy máu hoặc truyền thuốc qua mạch máu, tâm lý của bác sĩ, y tá và cả của người bệnh phải thật ổn định. Người tiêm nếu tâm lý không ổn định cũng không tiêm được chính xác hay người bị tiêm cảm thấy hoang mang cũng sẽ gây ra hiện tượng co mạch và khó xác định ven hơn. Nguy hiểm hơn là người bệnh tỏ ra sợ hãi và rụt tay lại làm gãy kim tiêm hoặc lệch ven.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
5 thực phẩm ngăn ngừa ung thư người Nhật ưa dùng

5 thực phẩm ngăn ngừa ung thư người Nhật ưa dùng

Người Nhật từ lâu đã tự hào vì đất nước mình không chỉ có tuổi thọ trung bình cao kỷ lục mà còn có tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính hay ung thư thấp nhất thế giới.

Đăng ngày: 21/02/2019
Việt Nam thực hiện thành công phẫu thuật siêu khó: lấy ngón chân cái thay cho ngón tay cái

Việt Nam thực hiện thành công phẫu thuật siêu khó: lấy ngón chân cái thay cho ngón tay cái

Sau từ 6 đến 8 tiếng phẫu thuật, ngón cái không những phục hồi đầy đủ chức năng gập, duỗi mà còn có thể có cảm giác.

Đăng ngày: 20/02/2019
Giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạnh là bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người làm các nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật…

Đăng ngày: 20/02/2019
Cách chống nắng cho da khi bức xạ mặt trời TP HCM rất cao

Cách chống nắng cho da khi bức xạ mặt trời TP HCM rất cao

TP HCM và khu vực Nam Bộ đang trong đợt nắng nóng dài ngày với bức xạ tia cực tím ở mức rất cao, khoảng 8-10 (mức cao nhất là 12).

Đăng ngày: 20/02/2019
Những lưu ý khi ăn cherry để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Những lưu ý khi ăn cherry để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Quả cherry còn gọi là quả anh đào được nhiều người rất ưa chuộng bởi vị ngon ngọt dễ ăn, giàu vitamin. Thế nhưng, ăn quả cherry cũng phải đúng cách kẻo ngộ độc.

Đăng ngày: 18/02/2019
4 loại rau quả là

4 loại rau quả là "thần dược" chống ung thư, người Việt chớ coi thường

Số lượng người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng, nhiều người phát hiện ra rằng thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 18/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News