Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
Cuối hạ là một trong những thời điểm thuận lợi nhất trong năm để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của dải ngân hà.
"Dòng sông bạc" ấy trước đây có thể nhìn thấy rất rõ vào những đêm không trăng trên khắp thế giới. Tuy nhiên gần đây, nhiều người không thể quan sát được do sống ở những nơi ô nhiễm ánh sáng gây ra bởi các ngọn đèn thắp sáng cả đêm ở thành phố, MMN cho hay.
Muốn nhìn thấy nó, mọi người cần phải đi cách xa thành phố, về vùng quê, thậm chí đến một khu vực hoang dã càng tốt. Ngay cả ở vùng nông thôn, hiện cũng có nhiều đồ dùng, ánh đèn sáng chói soi vào bầu trời đêm.
Dải Ngân hà tỏa sáng tại California, Mỹ. (Ảnh: MNN)
Những hôm có khối khí lạnh đi qua, bầu trời trở nên quang đãng nhất. Người xem cần đứng một lúc dưới trời đêm để mắt thích nghi hoàn toàn với bóng tối. Khoảng 20 phút sau, mắt con người mới cảm nhận được ánh sáng mờ nhạt từ những ngôi sao.
Vậy dải ngân hà hiện ra như thế nào? Nó không giống như bất kỳ hình ảnh nào trên Internet vì được chụp từ máy ảnh có những cơ chế hội tụ ánh sáng đặc biệt, điều mà mắt người không thể làm được. Những gì bạn nhìn thấy sẽ là vệt ánh sáng màu trắng, mờ nhạt, trải dài thành một vòng cung rất lớn từ phía nam đến đường chân trời phía đông bắc, nhìn kỹ giống như các chấm lốm đốm, giống như một đám mây bông. Có những khu vực sáng hơn, đặc biệt là phần trung tâm thiên hà ở gần phía nam bầu trời, và nhiều phần tối hơn, nơi những đám mây bụi giữa các vì sao ngăn chặn ánh sáng vượt ra bên ngoài.
Tinh vân tối Coalsack nằm cạnh sao Deneb trong chòm sao Cygnus. Ngay bên dưới sao Deneb là một trong những phần sáng nhất phía bắc thiên hà Milky Way, đây chính là tinh vân Bắc Mỹ vì hình ảnh cho nó gần giống với lục địa Bắc Mỹ. Trong phạm vi phía bắc của dải Ngân hà là chòm sao Cassiopeia và Perseus, các ngôi sao ít dày đặc hơn khi nhìn vào chòm sao Nhân Mã.
Dải Ngân hà từ phía đông bắc xuống phía nam. (Ảnh: MNN)
Người quan sát sẽ không thể nhìn thấy bất cứ màu sắc nào bằng mắt thường hay bằng ống nhòm trong dải sáng ngân hà. Những bức ảnh có thể hiển thị ánh sáng màu đỏ của khí hydro, nhưng ánh sáng quá mờ nhạt để kích hoạt các bộ phận cảm nhận màu sắc trong mắt con người, vì vậy chúng ta thấy tất cả đều mang sắc thái của màu xám.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
