Lần đầu các nhà khoa học phát hiện cá mập bạch thể

Cần thủ Jason Gillespie bắt được một con cá mập bạch thể với toàn thân trắng muốt ở vùng biển phía nam nước Anh.

Con cá hiếm - dài hơn 1 m và nặng khoảng 7 đến 9 kg - đã cắn câu vào hôm thứ Ba tuần trước ở ngoài khơi đảo Wight, Jason cho biết trên tờ SWNS. Nó là một con cá mập Tope (Galeorhinus galeus) sinh sống chủ yếu tại các vùng biển sâu ôn đới trên thế giới.


Jason Gillespie chụp hình kỷ niệm với con cá mập bạch thể. (Ảnh: SWNS).

Con vật được xác định mắc bệnh bạch thể hay nửa bạch tạng (Leucism) - hội chứng gây thiếu hụt một phần hắc tố melanin quyết định màu sắc trên da. Khác với trường hợp bạch tạng, động vật bạch thể vẫn có màu mắt bình thường.

"Tôi có 30 năm kinh nghiệm đi câu nhưng chưa bao giờ thấy con cá mập nào như vậy", Jason (50 tuổi) chia sẻ. "Chúng tôi đã bắt được một số con cá mập Tope trong chuyến đi lần này. Đó là điều bất thường bởi chúng là sinh vật biển sâu và phổ biến hơn vào giữa mùa hè".

Nhận thức được Galeorhinus galeus là loài động vật đang bị đe dọa, các cần thủ đã thả con vật trở lại đại dương sau khi chụp hình kỷ niệm.

Cá mập Tope hiện được phân loại "sắp nguy cấp" trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Đây là một loài cá mập cỡ trung bình, thường không vượt quá chiều dài 2 m và nặng khoảng 25 kg khi trưởng thành. Chúng có thể sống tới 55 năm trong môi trường tự nhiên nhưng đang bị săn bắt quá mức để lấy thịt, gan, mỡ và vây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News