Lần đầu chộp được hiệu ứng cầu vồng ngoài Trái đất
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã chụp được hình ảnh về hiệu ứng cầu vồng ở một hành tinh khác, ngoài Trái đất.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, hiện tượng "hiệu ứng cầu vồng" hay "vầng hào quang" cũng xuất hiện trên sao Kim, nhưng khác với Trái đất là nó được tạo ra trong bầu khí quyển chứa các giọt giàu axit sulphuric.
Hình ảnh vầng hào quang trên sao Kim do tàu vũ trụ Venus Express của ESA chụp. (Ảnh: ESA)
Theo các chuyên gia, cầu vồng và vầng hào quang xuất hiện khi ánh sáng mặt trời soi rọi các giọt mây, trong trường hợp của Trái đất là những giọt nước. Trong khi cầu vồng uốn vòng cung thành một dải rộng trên bầu trời, vầng hào quang thường nhỏ hơn nhiều và bao gồm một loạt các vòng tròn đồng tâm sặc sỡ, xoay quanh một lõi sáng màu.
Vầng hào quang chỉ quan sát được khi người nhìn ở vị trí thẳng giữa Mặt trời và các giọt mây phản xạ ánh nắng. Trên Trái đất, người ta thường nhìn thấy chúng từ trên máy bay, xung quanh bóng của chiếc máy bay trên những đám mây phía dưới hoặc xung quanh bóng của các nhà leo núi trên những đỉnh núi mù sương.
Sự ra đời của một vầng hào quang đòi hỏi 2 đặc điểm: các giọt mây có hình cầu (do đó nhiều khả năng nhất là các giọt chất lỏng) và chúng có cùng một kích thước.
Hình mô phỏng vầng hào quang trên sao Kim (trái) và trên Trái đất (phải). (Ảnh: ESA)
Bầu khí quyển của sao Kim được cho là chứa đầy những giọt giàu axit sulphuric. Bằng cách ghi lại hình ảnh các đám mây được Mặt trời nằm thẳng ngay phía sau tàu vũ trụ Venus Express chiếu rọi, các nhà thiên văn học đã "chộp" được cận cảnh vầng hàng quang xuất hiện trên sao Kim, cách bề mặt hành tinh này khoảng 70km. Vầng hào quang này có độ rộng khoảng 1.200km khi được quan sát từ tàu vũ trụ ở cách nó 6.000km.
Từ những gì quan sát được, các nhà thiên văn học ước tính các giọt mây sao Kim có chiều rộng khoảng 1,2 micromet, tức là tương đương 1/50 bề ngang của một sợi tóc người.
Sự thay đổi về độ sáng của các vòng đồng tâm của vầng hào quang quan sát được rất khác so với những gì có được từ những đám mây chỉ chứa hỗn hợp nước và axit sulphuric. Điều này hé lộ, trong thành phần hóa học của đám mây có thể còn các hợp chất khác.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
