Lần đầu phát hiện chế độ đa thê trong loài cú sừng lớn
Các chuyên gia về chim vừa tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên khi lần đầu tiên phát hiện chế độ đa thê trong loài cú sừng lớn Bắc Mỹ. Trước đó, loài chim ăn đêm này luôn được biết đến là một trong những loài “chung thủy” bậc nhất.
Vào một ngày cuối tháng 2, nhà thủy văn học Jim Thomas thuộc Viện nghiên cứu sa mạc ở Reno, Nevada, Mỹ đã tình cờ phát hiện ra cặp cú sừng lớn Bắc Mỹ đang làm tổ ngay tại cửa sổ văn phòng của mình. Cho rằng đây là điều cực kỳ thú vị, ông liền lắp đặt một chiếc camera để theo dõi sự sinh sản của cặp cú này.
Hai con cú cái chăm sóc những chú cú con.
Sau đó, mọi người làm chung văn phòng với Jim Thomas đều tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện con cú thứ 3 xuất hiện. Đáng ngạc nhiên hơn, con cú thứ 3 là con mái và cả 3 đều tỏ ra rất hòa đồng với nhau trước khi cùng sinh sản trong cái tổ đã làm trước cửa sổ của Jim.
Được biết, sau một khoảng thời gian, 2 con mái đã đẻ được 5 trứng và cùng nhau ấp trứng. Trong khi đó, con chim cú sừng lớn trống lại tất bật kiếm thức ăn để chia cho “2 bà vợ” của mình.
Chứng kiến điều này, Christian Artuso - nhà điểu cầm học thuộc Tổ chức bảo tồn chim Quốc gia Canada đã khẳng định rằng, đây là lần đầu tiên con người phát hiện ra chế độ đa thê trong loài cú sừng lớn. Bởi vì, loài chim này có sự phân chia lãnh thổ rất quyết liệt, chúng thường sống chung thủy một vợ một chồng và luôn sẵn sàng tấn công những kẻ thứ 3.
Tuy nhiên, Christian Artuso cũng thừa nhận rằng, có thể con cú cái đến sau là con của cặp cú đầu tiên hoặc nó là chị em với một trong 2 con cú sừng lớn này. Bởi vì, chỉ có như vậy mới có thể giúp cả 3 chung sống hòa thuận với nhau.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
