Lần đầu phát hiện lợn sử dụng công cụ, khả năng trí tuệ khác lạ

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một gia đình lợn mụn Visayan sử dụng gậy để đào và xây tổ, bằng chứng cho thấy lợn có khả năng sử dụng công cụ.

Đồng tác giả Meredith Root-Bernstein, một nhà sinh thái học bảo tồn, tình cờ phát hiện điều này tại sở thú ở Paris, nơi cô chứng kiến một con lợn mụn trưởng thành tên là Priscilla đào đất với cây gậy trong miệng.

"Nó lấy một số lá cây, di chuyển chúng đến một vị trí khác trên gò đất và đào một chút bằng mũi", cô viết trong các quan sát của mình. "Tại một thời điểm, nó nhặt một mảnh vỏ cây phẳng khoảng 10 cm x 40 cm đang nằm trên gò đất đó và giữ nó trong miệng, dùng nó để đào, nâng và đẩy đất về phía sau, khá mạnh mẽ và nhanh chóng", cô mô tả.

Năm 2015, 2016 và 2017, Root-Bernstein đã đến thăm Priscilla cùng một nhóm các nhà nghiên cứu để xem Priscilla và các con lợn khác phản ứng với các công cụ như thế nào.

Lần đầu phát hiện lợn sử dụng công cụ, khả năng trí tuệ khác lạ
Những con lợn mụn Visayan được quan sát tại một sở thú ở Paris. (Ảnh: Meredith Root-Bernstein).

Theo nghiên cứu trên tạp chí Mammalian Biology, những con lợn đã không làm được gì nhiều với các thiết bị trong chuyến thăm đầu tiên, nhưng vào năm 2016, Priscilla và các con của nó đã di chuyển cây gậy để đào và xây tổ.

Lợn đực Billie cũng đào bằng một cây gậy, mặc dù những nỗ lực của nó "vụng về" hơn so với các thành viên cái trong gia đình, các nhà nghiên cứu viết.

Trong thử nghiệm năm 2017, Priscilla một lần nữa dùng gậy đào đất 7 lần để tạo hố lớn.

Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng việc đào bằng một cây gậy trong miệng kém hiệu quả hơn so với việc đào bằng móng hoặc mõm. Các nhà nghiên cứu cho biết các con lợn có thể xem việc sử dụng công cụ như một phần thưởng khiến chúng "cảm thấy tốt".

Nó cũng có thể là một hành vi phát sinh từ khiếm khuyết về thể chất. Hoặc có lẽ hành vi này thực sự có lợi cho việc xây dựng tổ mà các nhà khoa học chưa biết tại sao.

Theo nghiên cứu, những con lợn mụn Visayan sống trong các đơn vị gia đình và giống như trẻ em, chúng học hỏi lẫn nhau. Vì vậy, hành vi dùng công cụ có thể đã lan truyền trong gia đình của Priscilla.

Chỉ một số ít loài được phát hiện sử dụng công cụ để phục vụ cuộc sống. Các loài linh trưởng như tinh tinh và đười ươi sử dụng chúng để tìm thức ăn. Nhưng đây là điều chưa từng thấy ở lợn.

Ngoài phát hiện khả năng trí tuệ của loài lợn, nghiên cứu còn hé lộ manh mối về cách nhận thức phát triển và cách cơ thể liên kết với môi trường, Root-Bernstein nói với CNN.

"Chúng ta có thể nghĩ rằng chỉ có con người thao túng môi trường để ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ, nhưng theo những cách khác nhau, nhiều loài khác cũng làm điều này", cô cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người lính tay không bắt gọn rắn hổ mang chúa

Người lính tay không bắt gọn rắn hổ mang chúa

Với vài động tác đơn giản, người lính lục quân nhanh chóng áp chế con rắn kịch độc và chỉ mất một phút để tóm gọn nó trong tay.

Đăng ngày: 05/10/2019
Sự hấp dẫn khác lạ của động vật hoang dã lúc vào thu

Sự hấp dẫn khác lạ của động vật hoang dã lúc vào thu

Giờ đang là mùa thu, đối với con người thường đây là mùa đẹp nhất mà họ muốn tận hưởng và lên kế hoạch cho những ngày nghỉ lễ. Ngược lại, đối với nhiều loài động vật, đây chính là mùa chúng căng mình chuẩn bị cho mùa đông đang dần tới.

Đăng ngày: 05/10/2019
Loại protein giúp gấu nước trở nên bất tử

Loại protein giúp gấu nước trở nên bất tử

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện protein Dsup chỉ có ở gấu nước bảo vệ tế bào của chúng trước tác động phá hủy từ bên ngoài như bức xạ.

Đăng ngày: 04/10/2019
Phát hiện cá sấu mới cực hiếm ở hòn đảo bí ẩn

Phát hiện cá sấu mới cực hiếm ở hòn đảo bí ẩn

Cá sấu nước ngọt là động vật đặc hữu của hòn đảo bí ẩn New Guinea.

Đăng ngày: 04/10/2019
Trăn khổng lồ dài 5 mét đuổi theo du khách gây hãi hùng

Trăn khổng lồ dài 5 mét đuổi theo du khách gây hãi hùng

Một nhóm du khách khám phá môi trường sống hoang dã được một phen hết hồn khi đối diện với trăn khổng lồ dài 5 mét.

Đăng ngày: 03/10/2019
Trăn gấm ngoác miệng cắn nhà khoa học

Trăn gấm ngoác miệng cắn nhà khoa học

Nhà sinh vật học Australia chủ động để trăn gấm tấn công nhằm đánh giá mức độ đau đớn của vết cắn.

Đăng ngày: 02/10/2019
Loài chim có thể nhận biết được ai là người nguy hiểm

Loài chim có thể nhận biết được ai là người nguy hiểm

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quạ gáy xám (có vét lông xám ở gáy) sẽ bay trở về tổ nhanh gấp hai lần khi nhận biết được mối nguy hiểm đến gần trong lần thứ 2.

Đăng ngày: 30/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News