Lần đầu phát hiện tinh tinh bắt cua để ăn trong tự nhiên

Các nhà nghiên cứu quan sát bầy tinh tinh ở Guinea bắt cua dưới bùn và thường xuyên ăn loài giáp xác ngon miệng này để bổ sung dưỡng chất.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Kyoto, Nhật Bản, phát hiện tinh tinh hoang dã trong rừng mưa trên núi Nimba ở Guinea có thói quen bắt và ăn thịt cua, không phải hành động cơ hội hay do nguồn thức ăn khác khan hiếm. Đây là lần đầu tiên hành vi săn cua được quan sát ở một loài linh trưởng không phải con người. Trong báo cáo đăng trên tạp chí Human Evolution, các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này có thể giúp tìm hiểu tổ tiên loài người bắt đầu ăn hải sản như thế nào và từ khi nào.

Lần đầu phát hiện tinh tinh bắt cua để ăn trong tự nhiên
Tinh tinh tìm cua nước ngọt bên dưới tảng đá. 

Hàng triệu năm trước, nguồn thức ăn của con người thời sơ khai rất giống tinh tinh ngày nay, chủ yếu gồm hoa quả, các loại hạt, thực vật. Khoảng 2,6 triệu năm trước, họ bắt đầu ăn thịt, nhưng có bằng chứng chỉ ra việc con người đưa các động vật dưới nước vào chế độ ăn như rùa, cá sấu và cá cách đây 1,95 triệu năm giúp cung cấp những hợp chất thiết yếu cho não phát triển. Điều này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa bộ não lớn hơn.

"Hệ động vật dưới nước mà tổ tiên của chúng ta tiêu thụ chắc chắn cung cấp axit béo không bão hòa đa chuỗi dài cần thiết để tối ưu hóa sự phát triển và chức năng của bộ não", Kathelijne Koops, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu lần đầu tiên quan sát tinh tinh bắt cua ven đầm nước trong rừng mưa năm 2012. Họ theo dõi hành vi của những con tinh tinh trong hai năm, ghi hình tinh tinh cái nhấc tảng đá lên và dùng tay xới bùn đất để tìm loài giáp xác ngon miệng. Họ cũng so sánh giá trị dinh dưỡng của cua với những loại thức ăn có sẵn khác.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy hành vi bắt cua diễn ra quanh năm, bất kể đó là mùa nào hay nguồn thức ăn khác có dồi dào hay không. Tinh tinh cũng có xu hướng ăn ít kiến hơn, món ưa thích của chúng, chứng tỏ cua có vai trò tương tự hoặc tốt hơn trong chế độ ăn của tinh tinh.

"Năng lượng và natri trong những con cua lớn tương đương với kiến, khiến chúng tôi đặt giả thuyết cua là nguồn protein và muối quan trọng quanh năm đối với tinh tinh cái, đặc biệt khi mang thai hoặc nuôi con, và đối với những con tinh tinh chưa trưởng thành", Koops giải thích.


Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài cá “ghét nước” thích chạy nhảy, trèo cây!

Kỳ lạ loài cá “ghét nước” thích chạy nhảy, trèo cây!

Không chỉ có khả năng thở khi ở trên cạn, loài cá đặc biệt này còn biết đi, nhảy hay thậm chí là leo cây một cách cực kỳ linh hoạt!

Đăng ngày: 31/05/2019
Phát hiện xác 9 con cá voi xám trôi dạt vào vùng biển California

Phát hiện xác 9 con cá voi xám trôi dạt vào vùng biển California

Trong chưa đầy hai tháng, xác của chín con cá voi xám đã được tìm thấy tại Vịnh San Francisco. Đây là một chuỗi các trường hợp tử vong hết sức bất thường..

Đăng ngày: 29/05/2019
Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết

Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết

Rồng là tên gọi của một số loài vật có thật. Tiếc là, nhiều loài không tồn tại được quá lâu.

Đăng ngày: 29/05/2019
Cá trê khổng lồ chết la liệt do hạn hán ở Thái Lan

Cá trê khổng lồ chết la liệt do hạn hán ở Thái Lan

Ít nhất hai tấn xác cá trê khổng lồ sông Mekong được trục vớt tại một hồ chứa ở miền bắc Thái Lan do hạn hán.

Đăng ngày: 29/05/2019
Tê giác đực Sumatra cuối cùng ở Malaysia qua đời

Tê giác đực Sumatra cuối cùng ở Malaysia qua đời

Cá thể tê giác Sumatra đực cuối cùng của Malaysia đã chết, hiện chỉ còn một con cái đang sống trong tình trạng nuôi nhốt ở nước này.

Đăng ngày: 28/05/2019
Trăn anaconda 3 mét trinh sản, tự đẻ hai con không cần thụ tinh

Trăn anaconda 3 mét trinh sản, tự đẻ hai con không cần thụ tinh

Con trăn anaconda dài 3 mét tự sinh con mà không cần con đực thụ tinh, một trường hợp vô cùng hiếm gặp ở loài này.

Đăng ngày: 27/05/2019
Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng

Quần thể lớn thứ hai của chim cánh cụt hoàng đế đang dần biến mất khi đã ba năm liên tiếp không nuôi lớn được con chim cánh cụt con nào.

Đăng ngày: 27/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News