Lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến, tinh tinh hợp sức đoạt mạng khỉ đột

Các nhà khoa học lần đầu tiên chứng kiến đàn tinh tinh giết chết khỉ đột trong hai vụ tấn công ở vườn quốc gia tại bờ tây châu Phi.

Khi theo dõi đàn tinh tinh (Pan troglodytes) gồm 29 con, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Osnabrück và Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Đức, quan sát chúng tấn công bầy 5 con khỉ đột đất thấp phương tây (Gorilla gorilla gorilla) hôm 6/2/2019. Bầy khỉ đột bao gồm 3 con cái và một con non, cùng với khỉ đột lưng bạc đực đầu đàn.


Bầy tinh tinh đánh khỉ đột non đến chết. (Video: Live Science).

"Khỉ đột lưng bạc ném vài con tinh tinh lên cao, nó thực sự đang tìm cách bảo vệ bản thân và cả bầy", đồng tác giả nghiên cứu Simone Pika, nhà sinh vật học nhận thức ở Đại học Osnabrück, cho biết. Dù làm 3 con tinh tinh bị thương, khỉ đột lưng bạc bị lẻ thù áp đảo. Cuối cùng, đàn tinh tinh bắt mất khỉ đột non và đánh nó tới chết.

Chính đàn tinh tinh này tiếp tục tấn công khỉ đột lần nữa vào tháng 12 cùng năm và giết chết một con khỉ đột non khác. "Điều đó hé lộ cho chúng tôi biết về tiềm năng hành động bạo lực của tinh tinh, về sự phong phú trong hành vi của chúng, và cả khả năng phối hợp giữa chúng", Pika chia sẻ.

Tinh tinh và khỉ đột thường chung sống hòa bình do môi trường sống của chúng cùng tập trung trong rừng mưa Trung Phi. Hai loài linh trưởng thường tránh gặp nhau và không có xung đột ngay cả khi ăn cùng loại trái cây, theo Pika. Tuy nhiên, tinh tinh rất xông xáo bảo vệ lãnh thổ trước những con tinh tinh khác và sẵn sàng giết chết thành viên của đàn tinh tinh đối thủ.

Các nhà khoa học đi theo những con tinh tinh tham gia giết khỉ đột trong nghiên cứu dài hạn về hành vi của loài này ở vườn quốc gia Loango của Gabon. Khi vụ tấn công đầu tiên xảy ra, đàn tinh tinh vừa kết thúc tuần tra lãnh thổ và quay trở lại.

"Lúc đầu, chúng tôi chỉ để ý tới những tiếng la hét của tinh tinh và cho rằng đó là một cuộc đụng độ thông thường giữa các cá thể ở cộng đồng tinh tinh lân cận", tác giả chính của nghiên cứu Lara M. Southern, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Osnabrück, chia sẻ. "Nhưng sau đó, chúng tôi nghe thấy tiếng đấm ngực, hành vi phô diễn đặc trưng của khỉ đột, và nhận ra đàn tinh tinh đang gây chiến với bầy khỉ đột".

Lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến, tinh tinh hợp sức đoạt mạng khỉ đột
Vụ tấn công có thể xuất phát từ cạnh tranh nguồn thức ăn.

Trận chiến vào tháng 2/2019 kéo dài 52 phút. Bầy khỉ đột buộc phải rút lui mà không có con non. Nhóm nghiên cứu không biết trường hợp thứ hai vào tháng 12/2019 có phải nhắm vào bầy khỉ đột khác hay không. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 19/7 trên tạp chí Scientific Reports.

Pika chỉ có thể suy đoán lý do phía sau những vụ tấn công chưa từng có tiền lệ này. Tinh tinh đôi khi săn động vật như khỉ, và chúng có thể nhân cơ hội giết luôn khỉ đột nhỏ làm thức ăn. Tuy nhiên, đàn tinh tinh không bộc lộ hành vi săn mồi thông thường, theo Pika. Ví dụ, chúng chỉ ăn một con khỉ đột non và chỉ có một cá thể ăn mồi thay vì cả đàn cùng chia sẻ với nhau.

Vụ tấn công có thể xuất phát từ cạnh tranh nguồn thức ăn. Hoa quả rất khan hiếm với tinh tinh và khỉ đột vào tháng 2 và tháng 12, thời điểm các vụ tấn công xảy ra, do đó cạnh tranh nguồn thức ăn cũng tăng lên. Biến đổi khí hậu cũng làm giảm lượng trái cây sẵn có trong rừng mưa Gabon, tạo ra nhiều sự cạnh tranh hơn và dẫn tới hành vi hung dữ. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân sự việc và theo dõi hành vi của tinh tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh tuyệt đẹp khi bọ cạp đổi đổi màu xanh và tím dưới tia UV

Hình ảnh tuyệt đẹp khi bọ cạp đổi đổi màu xanh và tím dưới tia UV

Đoạn video dài 13 giây được Daily Mail đăng tải cho thấy bọ cạp phát ra ánh sáng khác lạ khi tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) và chuyển màu xanh hoặc tím.

Đăng ngày: 24/07/2021
Những con hàu đe dọa một địa điểm tổ chức Olympic Tokyo 2020

Những con hàu đe dọa một địa điểm tổ chức Olympic Tokyo 2020

Những con hàu đã khiến giới chức ở Tokyo, Nhật Bản, phải chi trả 1,28 triệu USD để sửa chữa, nâng cấp khu vực Đường thủy Sea Forest, nơi sẽ diễn ra các sự kiện đua thuyền Olympic.

Đăng ngày: 23/07/2021
Bữa tiệc

Bữa tiệc "đẫm máu" của chim sẻ ác ôn trên người trâu rừng

Khi lượng ký sinh trùng không đủ cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết, chim Buphagus africanus mổ vào vết thương hở của động vật có vú mình đang đậu để uống máu.

Đăng ngày: 22/07/2021
Đi tìm loài động vật

Đi tìm loài động vật "lắm mồm" nhất trong thế giới tự nhiên

Sự giao tiếp trực tiếp của con người và động vật không chỉ là để kiếm thức ăn mà còn là trao đổi thông tin hay giải trí.

Đăng ngày: 21/07/2021
32 loài động vật sắp tuyệt chủng, 9 trong số đó chỉ còn dưới 100 cá thể

32 loài động vật sắp tuyệt chủng, 9 trong số đó chỉ còn dưới 100 cá thể

Chúng ta đang sống trong một thế giới đa dạng và kỳ diệu. Thiên nhiên đã ban tặng cho hành tinh xanh của chúng ta vô số thực vật, động vật và côn trùng.

Đăng ngày: 21/07/2021
Bức ảnh sư tử kiêu hãnh đứng trên đồi toàn xương như cảnh quay

Bức ảnh sư tử kiêu hãnh đứng trên đồi toàn xương như cảnh quay "kinh điển" trong phim Hollywood

Hình ảnh đáng kinh ngạc cho thấy sư tử kiêu hãnh đứng trên đồi toàn xương quan sát 'vương quốc' của mình bên trong khu bảo tồn ở Nam Phi giống như bức hình quảng cáo phim Hollywood.

Đăng ngày: 20/07/2021
Thằn lằn định ăn tươi nuốt sống bọ ngựa, không ngờ chuốc về kết cục bi thảm

Thằn lằn định ăn tươi nuốt sống bọ ngựa, không ngờ chuốc về kết cục bi thảm

Bọ ngựa nhanh chóng chuyển trạng thái từ con mồi thành kẻ đi săn khiến thằn lằn đón nhận kết cục bi thảm.

Đăng ngày: 19/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News