Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện nấm mọc trên ếch sống

Các nhà khoa học kinh ngạc khi thấy cây nấm nhỏ màu xám mọc ra từ một con ếch lưng vàng vẫn còn sống và di chuyển được.

Nhà tự nhiên học Chinmay Maliye và Lohit YT, chuyên gia về đất ngập nước tại Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Ấn Độ (WWF Ấn Độ), phát hiện trường hợp đầu tiên về một cây nấm mọc trên cơ thể ếch sống, IFL Science hôm 13/2 đưa tin. Con ếch lưng vàng trung bình Rao (Indosylvirana intermedia), với cây nấm nhỏ màu xám mọc ra từ hông trái, đậu trên cành cây trong một chiếc ao nhỏ ở chân dãy núi Kudremukha, Ấn Độ. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Reptiles & Amphibians.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện nấm mọc trên ếch sống
Nấm mọc ra từ hông trái của ếch. (Ảnh: Lohit YT/WWF-India).

Các nhà nghiên cứu nấm cho rằng cây nấm màu xám là một loài thuộc chi nấm Mycena, thường được coi là sinh vật hoại sinh (ăn xác động thực vật đang phân hủy). Do đó, họ chưa rõ chính xác làm cách nào nấm lại chui vào được bên trong ếch sống.

Ếch và nấm thường xuyên ở gần nhau, chúng đều thích nghi tốt với việc sống trong môi trường ẩm ướt. Da ếch thường thực hiện tốt việc ngăn chặn những "kẻ xâm nhập". Vì vậy, các chuyên gia cho rằng có thể nấm vô tình chui vào qua một vết thương hoặc tình trạng nhiễm trùng.

"Tôi nghĩ đây chỉ là một trường hợp nhiễm trùng da ngoài thuần túy do Mycena. Nó có thể tồn tại trong một thời gian dài, giống như đa số các bệnh nấm da ở người", nhà nấm học Cristoffer Bugge Harder cho biết.

Harder trước đây từng phát hiện, Mycena không chỉ sống nhờ vào thực vật chết mà còn có thể xâm nhập rễ của thực vật sống. Việc phát hiện nấm Mycena mọc trên ếch trong khi trước đó, giới khoa học chưa từng ghi nhận chúng mọc trên vật chủ là động vật sống, cho thấy khả năng thích nghi của nấm. Harder cho rằng điều tương tự rất khó có thể xảy ra ở người.

Nhóm nghiên cứu không bắt con ếch nhiễm nấm nên không thể dự đoán số phận của nó. Tuy nhiên, vào thời điểm phát hiện, nó vẫn còn sống và di chuyển được.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chó sói đột biến gene ở Chernobyl có khả năng chống ung thư

Chó sói đột biến gene ở Chernobyl có khả năng chống ung thư

Những con chó sói sống trong vùng cấm Chernobyl biến đổi hệ miễn dịch theo cách tương tự bệnh nhân ung thư trải qua xạ trị.

Đăng ngày: 13/02/2024
Năm Giáp Thìn và những

Năm Giáp Thìn và những "con rồng" ngoài đời thực ngày nay

Người dân Việt Nam đang đón Tết Giáp Thìn, hay còn gọi là năm con rồng. Vậy trên thế giới có những loài rồng nào đang tồn tại ngày nay?

Đăng ngày: 11/02/2024
Bạn có biết: Giống chó nào sống lâu nhất?

Bạn có biết: Giống chó nào sống lâu nhất?

Các nhà khoa học đã tìm ra giống chó sống lâu nhất, sau khi nghiên cứu 155 giống chó khác nhau trên thế giới.

Đăng ngày: 07/02/2024
Một trong những loài rắn độc nhất châu Phi

Một trong những loài rắn độc nhất châu Phi "thân chinh" hạ gục đối thủ giữa đường

Rắn lục Boomslang (Dispholidus typus) là một loài rắn có độc tố mạnh và có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng cho con người nếu bị cắn.

Đăng ngày: 07/02/2024
Đặt camera trong rừng, thợ săn giật mình khi bắt gặp sinh vật tuyệt chủng hơn 100 năm

Đặt camera trong rừng, thợ săn giật mình khi bắt gặp sinh vật tuyệt chủng hơn 100 năm

Người thợ săn trẻ không khỏi choáng váng khi thấy sinh vật tưởng đã tuyệt chủng xuất hiện trong bẫy ảnh camera.

Đăng ngày: 06/02/2024
Vũ điệu mê hoặc của hàng triệu con chim sáo

Vũ điệu mê hoặc của hàng triệu con chim sáo

Tây Nam Đan Mạch (quốc gia ở châu Âu) là thiên đường ốc sên, ấu trùng và trái cây rụng.

Đăng ngày: 05/02/2024
Tiếng ồn bí ẩn trong mùa sinh sản cá trống đen

Tiếng ồn bí ẩn trong mùa sinh sản cá trống đen

Âm thanh bí ẩn gây phiền toái cho cư dân Florida vào ban đêm nhiều khả năng do cá trống đen phát ra trong thời kỳ sinh sản.

Đăng ngày: 05/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News