Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt

Các nhà khoa học quan sát thấy một con đười ươi (vượn orangutan) bôi thảo dược lên vết thương trên mặt và dường như chữa lành vết thương. Đây là lần đầu tiên hành vi này được ghi nhận ở động vật hoang dã.

Trước đây, người ta từng thấy các loài linh trưởng ăn thực vật hoặc chà thực vật lên cơ thể, hành vi mà các nhà khoa học phán đoán là nhằm xua đuổi bệnh tật hoặc cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên, hành vi trên của đười ươi được các nhà nghiên cứu ở Indonesia quan sát vào năm 2022 và đưa tin trên tạp chí Nature Scientific Reports ngày 2/5, là lần đầu tiên một loài động vật hoang dã được phát hiện sử dụng thực vật có tác dụng chữa bệnh cho vết thương.

Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt
Bức ảnh trước và sau cho thấy vết thương đã lành trên mặt một con đười ươi Sumatra. (Nguồn: AP)

Các nhà khoa học đang theo dõi một con đười ươi đực có tên "Rakus" tại vườn quốc gia Gunung Leuser ở tỉnh Aceh của Indonesia thì phát hiện một vết thương hở trên mặt con vật.

Ba ngày sau, họ phát hiện Rakus đang nhai lá của cây hoàng đằng (một loại cây dây leo có tên khoa học là Fibraurea tinctoria), được biết đến với các đặc tính y học và từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian địa phương.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Indonesia và Đức cho biết, con đười ươi "bắt đầu nhai lá mà không nuốt và dùng ngón tay để bôi nước lá cây từ miệng trực tiếp lên vết thương trên mặt".

Khi ruồi bắt đầu bu vào vết thương, Rakus "bôi toàn bộ vết thương bằng bã lá cho đến khi phần thịt đỏ được phủ kín hoàn toàn bằng lá xanh".

Vào hôm sau, Rakus lại được nhìn thấy ăn lá của dây leo nói trên và một tuần sau vết thương của nó bắt đầu lành lại, sau đó lành hẳn mà không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nghiên cứu trên mô tả hành vi này là "trường hợp đầu tiên được ghi nhận một cách có hệ thống về động vật hoang dã điều trị vết thương tích cực bằng một loài thực vật được biết đến chứa các chất hoạt tính sinh học".

Các nhà nghiên cứu cho biết, không thể chắc chắn hành vi này là cố ý nhưng việc nước và lá được bôi nhiều lần và chỉ bôi vào vết thương cho thấy Rakus đang cố gắng điều trị vết thương của mình.

Họ suy đoán rằng, con đười ươi có thể tình cờ phát hiện ra phương pháp điều trị này có lẽ bằng cách nhai lá trước rồi phát hiện ra nước lá có tác dụng giảm đau khi vô tình chạm vào vết thương.

Đười ươi có thể học các kỹ năng từ đồng loại thông qua quan sát nhưng các nhà khoa học cho biết, họ không ghi nhận hành vi điều trị vết thương như trên trong 21 năm và 28.000 giờ quan sát trong khu vực vườn quốc gia Gunung Leuser.

Tuy nhiên, Rakus đến vườn này từ một khu vực khác và hành vi này cho thấy có khả năng con vật học được phương pháp điều trị từ một cộng đồng đười ươi khác.

Quan sát mới này kéo dài danh sách bằng chứng về cách loài linh trưởng sử dụng thực vật để duy trì sức khỏe, bao gồm cả việc nuốt lá có đặc tính chống ký sinh trùng.

Tại một khu vực khác ở Indonesia, các nhà nghiên cứu thấy đười ươi chà xát lá được nhai thành bã của một loại cây khác lên da, có thể là để tận dụng các đặc tính chống viêm của nó.

Năm 2022, các nhà khoa học báo cáo về trường hợp tinh tinh ở Gabon dường như đang bôi côn trùng lên vết thương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giống cừu 200kg ở Tajikistan giúp ứng phó với biến đổi khí hậu

Giống cừu 200kg ở Tajikistan giúp ứng phó với biến đổi khí hậu

Cừu Hissar là nguồn thực phẩm dồi dào, đồng thời góp phần cải thiện hệ sinh thái đất nhờ khả năng đi xa để kiếm ăn.

Đăng ngày: 03/05/2024
Bức ảnh đi vào lịch sử nhờ sự xuất hiện của loài chim quý

Bức ảnh đi vào lịch sử nhờ sự xuất hiện của loài chim quý

Loài chim hoét đá quý hiếm lần đầu tiên được chụp ở thác nước Hug Point, bang Oregon, Mỹ.

Đăng ngày: 03/05/2024
Đà điểu - động vật trên cạn có đôi mắt lớn nhất

Đà điểu - động vật trên cạn có đôi mắt lớn nhất

Với đường kính khoảng 5 cm, mắt đà điểu lớn gấp 5 lần mắt người và lớn hơn não của chính chúng.

Đăng ngày: 02/05/2024

"Thiên đường" hoang dã gần 40 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl

Khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cũ giờ tràn ngập sinh vật hoang dã và là nơi lý tưởng để các nhà khoa học nghiên cứu.

Đăng ngày: 02/05/2024
Loài rắn vô hại nhưng thường bị hiểu lầm là cực độc tại Việt Nam

Loài rắn vô hại nhưng thường bị hiểu lầm là cực độc tại Việt Nam

Một loài rắn có kích thước bé nhỏ, hoàn toàn vô hại được phân bố tại Việt Nam, nhưng thường bị " chết oan" vì mang tiếng là loài rắn độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 01/05/2024
Top 11 loài rắn lớn nhất và dài nhất thế giới, chúng sống ở đâu?

Top 11 loài rắn lớn nhất và dài nhất thế giới, chúng sống ở đâu?

Với khả năng săn mồi cực nhanh và có thể nuốt chửng con người, những con rắn khổng lồ được tìm thấy trên toàn cầu, từ Đông Nam Á tới Nam Mỹ và Mỹ.

Đăng ngày: 01/05/2024
Tai to cũng là một lợi thế: Bí mật sinh tồn của loài thỏ Antelope Jackrabbit!

Tai to cũng là một lợi thế: Bí mật sinh tồn của loài thỏ Antelope Jackrabbit!

Antelope Jackrabbits, hay còn gọi là thỏ sa mạc, thỏ rừng linh dương, là một loài thỏ lớn bản địa ở Bắc Mỹ và Mexico.

Đăng ngày: 30/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News