Lần đầu tiên giao đồ ăn cho đơn đặt hàng từ ngoài Trái đất

Đơn hàng đầu tiên gửi thức ăn lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS giúp phi hành gia trải nghiệm một dịch vụ thú vị mới.

Yusaka Maeawa, tỷ phú Nhật Bản đã lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS vào tuần trước và một trong những nhiệm vụ của ông là "ship" thức ăn cho các phi hành gia.


Tỷ phú Nhật Bản Yusaka Maeawa.

Yusaka Maeawa đã hợp tác với UberEats trở thành đơn vị chính thức đầu tiên trên thế giới giao hàng cho đơn đặt ở ngoài Trái đất.

Đơn đặt hàng từ ngoài Trái đất lần này bao gồm các món ăn như cá thu luộc sốt miso, thịt bò nấu sốt ngọt, gà nấu măng và thịt heo kho.

Dara Khosrowshahi, đại diện Uber cho biết: "Chúng tôi đã vượt qua chặng đường dài để thực hiện thành công chuyến giao hàng đầu tiên ngoài Trái đất. Mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người ở bất cứ đâu và nhận được mọi thứ mình đặt. Chúng tôi tự hào phục vụ các phi hành gia tại Trạm vũ trụ quốc tế ISS".

Ông rất thích với công việc mới là trở thành một "shipper", mặc dù chuyến giao hàng của ông chậm hơn thời gian dự tính ban đầu khoảng 30 phút.


Yusaka Maeawa, giao đồ ăn cho đơn đặt hàng từ ngoài Trái đất.

Yusaka Maeawa cùng phi hành đoàn lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS vào ngày 11/12 từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Ông sẽ dành 12 ngày trên phòng thí nghiệm quỹ đạo khổng lồ.

Vào ngày 13/12, Yusaka Maeawa đã có phản hồi từ trạm vũ trụ về những chỉ trích rằng quá phung phí, chi nhiều tiền vào chuyến đi ngoài Trái đất. Ông cho rằng đó là một trải nghiệm tuyệt vời, rất xứng đáng.

Yusaka Maeawa nói: "Khi bạn ở trong không gian, bạn sẽ nhận ra điều đó thật tuyệt vời, một trải nghiệm xứng đáng. Tôi tin rằng trải nghiệm này sẽ dẫn đến nhiều điều tuyệt vời khác. Những khoảnh khắc đáng nhớ nhất là khi tôi nhìn thấy Trạm vũ trụ quốc tế từ con tàu ngay trước khi cập bến và khi chúng tôi bước vào sau khi đến nơi. Đúng là chuyến du hành vũ trụ là rất đắt đỏ nhưng đó không chỉ là vấn đề bạn có bao nhiêu tiền. Cơ thể bạn cũng cần có sức khoẻ tốt, cần có thời gian để điều chỉnh trong môi trường này và cần một quá trình huấn luyện cho các trường hợp khẩn cấp, ít nhất là vài tháng. Do vậy, thành thật mà nói, du lịch ngoài Trái đất sẽ dành cho những người có thời gian, đủ sức khoẻ và có tiền chi trả".

Ông thừa nhận rằng ngủ trên trạm vũ trụ vẫn là một thách thức khó nhằn với bản thân. "Thành thật mà nói, tôi ngủ không ngon giấc. Tôi có một túi ngủ nhưng nó quá nóng nên tôi không quen sử dụng", Yusaka Maeawa nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News