Lần đầu tiên phát hiện hành tinh hình... bầu dục

Mặc dù các hành tinh hơi bị méo đi vì lực hấp dẫn của sao mẹ đã từng được ghi nhận, nhưng đây là lần đầu tiên một hành tinh có hình dạng như quả bóng bầu dục hoàn hảo được ghi nhận.

Theo Science Alert, nhờ kính viễn vọng không gian CHEOPS của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Jacques Laskar từ Đài thiên văn Paris và Đại học Khoa học và văn học Paris (Pháp) đã tìm thấy hành tinh có một không hai tên WASP-103b, quay quanh ngôi sao WASP-103 cách chúng ta đến 1.800 năm ánh sáng.


Ảnh đồ họa mô tả hành tinh hình bầu dục mới được phát hiện - (Ảnh: ESA).

WASP-103b là một "sao Mộc nóng", tức dạng hành tinh khí khổng lồ giống sao Mộc, tồn tại một cách vô lý sát bên sao mẹ.

Về lý thuyết, vùng gần các ngôi sao với lực hấp dẫn, bức xạ và gió sao cực mạnh sẽ khiến không thể kết tụ lại với nhau nên hành tinh khí không tồn tại được. Bất chấp tất cả, các sao Mộc nóng, cũng có lực hấp dẫn mạnh mẽ như sao Mộc, chễm chệ tồn tại ở nhiều hệ sao và thường có cuộc chiến khốc liệt với sao mẹ để "giành giật" bầu khí quyển.

WASP-103b có khối lượng gấp 1,5 lần sao Mộc của Hệ Mặt trời và kích thước gấp đôi, nóng hơn tới 20 lần. Kích thước khổng lồ này là do toàn bộ hành tinh đang bị thổi phồng do sức nóng của ngôi sao.

Thông thường các sao Mộc nóng quá gần sao mẹ như nó có quỹ đạo ngày một gần lại, và tương lai sẽ bị sao mẹ nuốt chửng. Tuy nhiên các quan sát cho thấy WASP-103b đang mở rộng quỹ đạo dần.

Bất chấp sự mạnh mẽ để chiến thắng sức hút tử thần của sao mẹ, cuộc giằng co đã tạo nên hình dạng kỳ lạ của hành tinh, khiến nó bị kéo dài ra thành hình elip chứ không phải hình cầu truyền thống, và trong trường hợp này là một quả bóng bầu dục hoàn hảo.

Sự biến dạng của một hành tinh sẽ được phản ánh thành một tập hợp các thông số được gọi chung là số Love (số Tình Yêu). Thông số nghe có vẻ lãng mạn này có thể phản ánh tính chất của hành tinh, bởi cách một hành tinh biến dạng liên quan mật thiết đến việc nó được làm từ vật liệu gì, từ đó cung cấp cho các nhà khoa học "cánh cửa thần kỳ" dẫn vào các thế giới quá xa xôi để quan sát trực tiếp.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Chòm sao Song tử - Gemini

Chòm sao Song tử - Gemini

Chòm sao Song tử nằm ở phía Đông Bắc của chòm Liệp hộ, đối chọi với chòm sao Kim ngưu nằm ở phía Tây dải Ngân hà. Đây là một trong 12 chòm sao Hoàng đạo. Trong chòm này có 2 ngôi sao sáng Song tử alpha (Trung Q

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 25/04/2025
Chòm sao Ngự phu (Người đánh xe - Auriga)

Chòm sao Ngự phu (Người đánh xe - Auriga)

Trên bầu trời mùa đông, từ chòm sao Song tử, nhìn theo sông Ngân hà về hướng Tây có 5 ngôi sao sáng làm thành một hình ngũ giác. Ngôi sao về cực Nam trong hình ngũ giác này là sao K

Đăng ngày: 22/04/2025
Tìm ra

Tìm ra "siêu Trái đất" chỉ cách chúng ta 6 năm ánh sáng

Các nhà khoa học phát hiện một siêu Trái đất quay quanh ngôi sao lùn đỏ Barnard chỉ cách hệ Mặt Trời 6 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 22/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News